Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nuôi trồng thuỷ sản là một trong bốn lĩnh vực quan trọng của nghề cá Việt Nam. Hiện sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đang chiếm trên 60% tổng sản lượng thuỷ sản Việt Nam và theo hướng tái cơ cấu ngành thuỷ sản đến 2020, Việt Nam sẽ đưa sản lượng thuỷ sản từ nuôi trồng lên 65 -70%. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam chủ yếu hướng tới xuất khẩu do đó nuôi trồng thuỷ sản sẽ phải hướng tới sản xuất có trách nhiệm, áp dụng các quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt.
Ông Phạm Anh Tuấn cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy phạm nuôi trồng thuỷ sản tốt của Việt Nam là VietGAP. Đây là công cụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững nhằm hài hoà hoá các tiêu chuẩn chứng nhận trong nuôi trồng thuỷ sản để giảm thiểu chi phí chứng nhận cho cơ sở nuôi và đẩy mạnh hình ảnh VietGAP trên thị trường quốc tế, đưa VietGAP hướng đến đạt được các yêu cầu của chứng nhận ASC.
Hai bên cũng sẽ cùng nhau đánh giá sự khác biêt giữa VietGAP và ASC; những vấn đề về hệ thống chứng nhận, công nhận trên lý thuyết và thực tế để sau đó sẽ có hướng dẫn để tiến tới được chứng nhận ASC. V iệc này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc hướng dẫn người dân hướng tới chứng nhận phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đồng thời giúp Việt Nam nhìn lại tiêu chuẩn của mình có những vấn đề nào cần khắc phục.
Tại lễ ký kết, ông Chris Ninnes, Giám đốc điều hành của ASC cho rằng, ASC đã chứng nhận cho khoảng 3.000 nhãn sản phẩm trên thị trường và trên 500.000 tấn sản phẩm của các loài khác nhau. Thông qua đó, ASC tiếp cận với những cơ sở nuôi không có khả năng đáp ứng các yêu cầu ASC, bao gồm những cơ sở nuôi sản xuất nhỏ - những người sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ trong việc cải thiện từng bước thực hành nuôi. Cách tiếp cận này cũng giúp giảm chi phí chứng nhận cho các nhà sản xuất, những cơ sở nuôi muốn đạt chứng nhận ASC.
Năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Theo đó, cơ sở nuôi phải được chứng nhận VietGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương vào cuối năm 2015. Đây là một bằng chứng về cam kết của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Tập đoàn Nestlé và SDC tài trợ 2 triệu euro hỗ trợ quản lý nước hiệu quả cho 50.000 nông dân trồng cà phê ở năm tỉnh Tây Nguyên.

Ngày 24/6, Viện Nghiên cứu ngô đã 4 ký hợp đồng chuyển giao và chuyển nhượng quyền phân phối 4 giống ngô do Viện Nghiên cứu cho một số DN.

Ngày 26/6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ra quyết định hủy bỏ điều 4 của bản quy định quản lý sản xuất và kinh doanh giống rau, hoa trên địa bàn tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐUB ngày 25/1/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Cùng với các tổ chức, doanh nghiệp và người kinh doanh ở khắp nơi trong cả nước về huyện Lục Ngạn thu mua vải thiều thì sự có mặt của hàng trăm thương nhân Trung Quốc đã góp phần cho vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ nhanh chóng, thuận lợi.

Mục tiêu ứng dụng các biện pháp cơ giới để khắc phục tình hình thiếu lao động nông thôn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong việc trồng chanh đang phát triển khá mạnh hiện nay là vấn đề rất bức xúc, anh Trần Văn Nhung đã cất công nghiên cứu sản xuất thiết bị sàng phân loại chanh và đến nay đã được đông đảo các cơ sở thu mua chanh đặt hàng.