Việt Nam Tham Dự Phiên Họp Lần Thứ 50 Hội Đồng Tổ Chức Gỗ Nhiệt Đới Quốc Tế

Từ 3 - 8/11, tại TP Yokohama, Nhật Bản, diễn ra lễ khai mạc Phiên họp Hội đồng lần thứ 50 của Tổ chức Gỗ Nhiệt đới quốc tế (ITTO).
Tham dự phiên họp có đại diện 69 quốc gia thành viên và hơn 50 tổ chức là quan sát viên từ các quốc gia muốn trở thành thành viên ITTO trong tương lai, các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ và khu vực tư nhân liên quan đến quản lý rừng và thương mại lâm sản.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự họp Hội đồng của ITTO với tư cách quốc gia thành viên kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 69 của ITTO vào tháng 4/2014. Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp Hội đồng gồm các đại diện từ Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương do ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp làm Trưởng đoàn.
Đoàn Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo của Ủy ban Trồng rừng và Ủy ban Công nghiệp rừng về các dự án ưu tiên và qui trình phê duyệt dự án của ITTO cho Việt Nam. Các ủy ban đều cam kết mạnh mẽ sẽ dành cho Việt Nam những dự án hỗ trợ đầu tiên nếu Việt Nam sớm gửi đề xuất. Trước mắt, ITTO có thể hỗ trợ cho Việt Nam một khóa đào tạo xây dựng dự án theo qui định của ITTO.
Tại buổi làm việc với Ủy ban Thị trường, ITTO đã nhất trí Việt Nam được phép sử dụng các thông tin định kỳ về thị trường của ITTO để phân phát cho các doanh nghiệp Việt Nam và đăng tải trên website của Tổng cục Lâm nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.

Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.

Tuy nằm sâu trong ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau nhưng để tìm đến nhà anh Nguyễn Trung Kiên không khó, bởi trong ấp ai cũng biết đến anh. Anh trở thành người “nổi tiếng” cách đây khoảng hơn 1 năm nhờ vào mô hình nuôi gà nòi lai F1 trên đệm lót sinh học bằng men balaza N01.

Những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế đất đai và tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, quả an toàn, huyện Mỹ Đức đã có nhiều sản phẩm nông sản được gắn nhãn VietGAP như: Rau, táo, nhãn..., tạo tiền đề để địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ (Gia Lai), đến thời điểm này, diện tích cây hồ tiêu trồng mới trên địa bàn huyện là 150 ha, nâng tổng diện tích cây hồ tiêu trên toàn huyện lên 320 ha.