Việt Nam Ngừng Nhập Khẩu Lạc Nhân Từ Ấn Độ

Quyết định dừng nhập khẩu lạc nhân từ Ấn Độ được Bộ Nông nghiệp đưa ra do phát hiện sản phẩm này bị nhiễm mọt lạc serratus - đối tượng kiểm dịch của Việt Nam.
Quyết định dừng nhập khẩu được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát ban hành ngày 6/2 và có hiệu lực sau 60 ngày.
Mọt lạc serratus (Caryedon serratus Olivier) thuộc đối tượng kiểm dịch nhóm I, tức nhóm những vi sinh vật có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng với thực vật và chưa có trên lãnh thổ Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp giao cho Cục Bảo vệ thực vật kiểm dịch chặt chẽ các lô lạc nhân nhập từ Ấn Độ trong thời gian quyết định tạm ngừng chưa có hiệu lực. Đồng thời thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ để có biện pháp khắc phục triệt để vấn đề.
Trước đó, đầu tháng 1/2015, trong quá trình lấy mẫu kiểm dịch cho hàng nông sản nhập khẩu, Cục Kiểm dịch thực vật vùng I (Cục Bảo vệ thực vật) đã phát hiện 8 lô hàng với 35 container (gần 700 tấn) lạc nhân nhập khẩu từ Ấn Độ qua cảng Hải Phòng có chứa mọt lạc serratus.
Có thể bạn quan tâm

Ông Ngô Hùng Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã An Bình (Thoại Sơn - An Giang) cho biết, toàn xã có 14 hộ trồng lúa Nhật, với diện tích 120 héc-ta, năng suất bình quân 6-6,5 tấn/héc-ta, giá lúa ký kết cao hơn giá lúa thị trường từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg. Sắp tới, Công ty TNHH Angimex Kitoku xây dựng nhà máy tại xã Vọng Đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu mua lúa cho nông dân.

Giá cà phê giảm mạnh ngay từ đầu niên vụ 2013-2014 đã khiến cho nông dân trồng cà phê lo lắng và tính toán kỹ lưỡng để may ra hòa vốn hoặc bị lỗ càng ít càng tốt.

Nuôi cá nước lợ trong mùa bão lũ tuy phải đối mặt với rủi ro do thiên tai nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, gấp 1,5 lần so với nuôi thông thường.

Hiện nay, mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa được nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) áp dụng rộng rãi do hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất độc canh cây lúa. Theo đó, đời sống của nông dân được nâng lên, nhiều hộ có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

Vào thời điểm này, nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bắt đầu thả nuôi vụ tôm càng xanh trên đất lúa, tổng diện tích thả giống gần 180ha.