Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu nghêu chế biến sang Italy

Từ nhiều năm nay, Italy không NK nghêu tươi, sống (HS 030771) từ Việt Nam.
Năm 2014 và trong 7 tháng đầu năm nay, Italy cũng không NK nghêu đông lạnh (HS 030779), riêng trong năm 2013 Italy NK nghêu đông lạnh với giá trị đạt 14 nghìn USD.
Italy NK nghêu tươi, sống từ 9 nước và NK nghêu đông lạnh từ 13 nước trên thế giới.
Việt Nam chỉ XK nghêu chế biến (HS 160556) sang Italy. Italy NK nghêu chế biến từ Việt Nam đứng thứ 2, sau Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong 7 tháng đầu năm nay, Italy NK nghêu chế biến từ 7 nước với giá trị đạt 13,087 triệu USD, trong đó NK từ Việt Nam đạt giá trị 5,504 triệu USD, chiếm 42% tổng kim ngạch NK nghêu chế biến của Italy.
Hiện nay, nguồn nghêu nguyên liệu trong nước không nhiều, vì vậy các nhà máy chủ yếu chế biến và XK nghêu thịt có giá bán tốt hơn và giá trị mang lại cao hơn so với nghêu đông lạnh và nghêu tươi, sống.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, ngành chăn nuôi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng đang đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều hộ bỏ trống chuồng hoặc giảm đàn vì thua lỗ.

Hội Nông dân xã Thanh Tuyền (Dầu Tiếng) vừa phối hợp với Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bình Dương tổ chức Hội thảo giới thiệu sản phẩm bảo hiểm cây cao su (CS) cho người dân trong xã. Tại hội thảo bà con nông dân đã được nghe trình bày về sản phẩm bảo hiểm cây CS, giới thiệu các sản phẩm phi nhân thọ; đồng thời được giải thích một số thắc mắc xoay quanh việc mua bảo hiểm CS.

Quảng Nam đã từng triển khai công tác quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, quy hoạch này đã bị phá vỡ. Nuôi tôm sú nước lợ, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vẫn diễn ra tự phát, gây ô nhiễm môi trường. Và hiện nay, cơ quan chức năng đang tiến hành quy hoạch lại nghề nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững.

Sau một thời gian ở mức thấp, gần đây giá heo hơi tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã tăng bình quân khoảng 2.000 đồng/kg so với cách nay 1 tháng.

Lượng lúa hàng hóa tăng trong khi nhu cầu thị trường giảm đã kéo theo giá lúa giảm, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL đang triển khai chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác hoặc trồng luân canh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.