Việt Nam – Hà Lan Hợp Tác Phát Triển Chăn Nuôi

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn Hoàng Thái tử Willem Alexander và Công nương Maxima của Hà Lan, sáng nay (31/3/2011) tại TP. HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức “Hội thảo về chuỗi giá trị trong chăn nuôi và an toàn thực phẩm”. Tới dự và khai mạc hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần, Bộ trưởng Bộ kinh tế Nông nghiệp và Đổi mới Vương quốc Hà Lan Bleker.
Tại hội thảo chuyên gia và các doanh nghiệp hai nước đã trao đổi nhiều ý kiến xung quanh các vấn đề về cơ sở pháp lý, cơ chế, thể chế, chính sách của nước sở tại cũng như trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất thức ăn, công nghệ chế biến thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong hội thảo đã diễn ra Lễ ký Ý định thư cho các dự án giữa 2 quốc gia.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng là do được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp. Mức tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp bình quân đạt 4,7%/năm, trong đó sản lượng chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng 27-28% trong tổng giá trị của toàn ngành. Trong đó chăn nuôi heo chiếm trên 75% trong tổng sản lượng chăn nuôi gia súc. Đến nay, mặc dù Việt Nam chưa xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi nhưng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mục tiêu đề ra đến năm 2020, chăn nuôi sẽ chiếm 42% trong tổng giá trị của toàn ngành nông nghiệp và phát triển theo hướng toàn diện, tiếp cận chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn, gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ thực hiện tốt những cam kết trong Ý định thư, góp phần thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn cho sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hà Lan.
Ông Bleker cho biết, Hà Lan là một trong những quốc gia EU cung cấp nhiều ODA cho Việt Nam. Một trong những lĩnh vực chính đã được Chính phủ hai nước ký thỏa thuận hợp tác là chăn nuôi và quản lý giết mổ gia súc gắn liền với quyền lợi động vật. Hiện, ngành chăn nuôi của Hà Lan đạt trình độ cao với những công nghệ tiên tiến quản lý từ sản xuất đến bàn ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm trong chăn nuôi của Hà Lan đạt tiêu chuẩn EU và được xuất đi nhiều quốc gia trên thế giới
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24/5, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, sau thời gian rớt giá mạnh, khoảng gần 1 tháng trở lại đây, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn Phú Yên đã tăng trở lại.

Ở nước ta vào mùa hè thời tiết nắng nóng, oi bức. Đây là một trong những yếu tố gây bất lợi rất lớn đối với sức khoẻ vật nuôi, đặc biệt nắng nóng gây thiệt hại lớn trên đàn bò sữa như giảm sản lượng sữa, dễ phát sinh các bệnh cảm nắng, cảm nóng, ký sinh trùng đường máu và các bệnh truyền nhiễm khác gây thiệt hại lớn về kinh tế, thậm chí gây chết bò sữa nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

Ông Nguyễn Minh Tiến ở thôn Tình Lam, xã Đại Thành (Quốc Oai, Hà Nội) cho hay, hươu sao không kén thức ăn, sức đề kháng cao, ít khi bị bệnh...

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Cùng với lúa gạo, xoài, hoa kiểng và cá tra, tỉnh vừa quyết định chọn thêm con vịt vào danh sách tập trung đầu tư.

Ngày 23/5, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn – tọa đàm “Kỹ năng tổ chức hoạt động hội, lập kế hoạch sản xuất và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường” cho Ban Chấp hành các Hội chăn nuôi – tiêu thụ gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà đồi Sơn Tây, trứng vịt Liên Châu, vịt Vân Đình.