Việt Nam – Hà Lan Hợp Tác Phát Triển Chăn Nuôi

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn Hoàng Thái tử Willem Alexander và Công nương Maxima của Hà Lan, sáng nay (31/3/2011) tại TP. HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức “Hội thảo về chuỗi giá trị trong chăn nuôi và an toàn thực phẩm”. Tới dự và khai mạc hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần, Bộ trưởng Bộ kinh tế Nông nghiệp và Đổi mới Vương quốc Hà Lan Bleker.
Tại hội thảo chuyên gia và các doanh nghiệp hai nước đã trao đổi nhiều ý kiến xung quanh các vấn đề về cơ sở pháp lý, cơ chế, thể chế, chính sách của nước sở tại cũng như trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất thức ăn, công nghệ chế biến thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong hội thảo đã diễn ra Lễ ký Ý định thư cho các dự án giữa 2 quốc gia.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng là do được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp. Mức tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp bình quân đạt 4,7%/năm, trong đó sản lượng chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng 27-28% trong tổng giá trị của toàn ngành. Trong đó chăn nuôi heo chiếm trên 75% trong tổng sản lượng chăn nuôi gia súc. Đến nay, mặc dù Việt Nam chưa xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi nhưng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mục tiêu đề ra đến năm 2020, chăn nuôi sẽ chiếm 42% trong tổng giá trị của toàn ngành nông nghiệp và phát triển theo hướng toàn diện, tiếp cận chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn, gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ thực hiện tốt những cam kết trong Ý định thư, góp phần thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn cho sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hà Lan.
Ông Bleker cho biết, Hà Lan là một trong những quốc gia EU cung cấp nhiều ODA cho Việt Nam. Một trong những lĩnh vực chính đã được Chính phủ hai nước ký thỏa thuận hợp tác là chăn nuôi và quản lý giết mổ gia súc gắn liền với quyền lợi động vật. Hiện, ngành chăn nuôi của Hà Lan đạt trình độ cao với những công nghệ tiên tiến quản lý từ sản xuất đến bàn ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm trong chăn nuôi của Hà Lan đạt tiêu chuẩn EU và được xuất đi nhiều quốc gia trên thế giới
Có thể bạn quan tâm

Hai vợ chồng anh Trần Hữu Vũ và Văn Thị Cẩm Lệ là những người đầu tiên lập trang trại trồng dưa lưới trong nhà màng ở Tây Ninh, mỗi năm thu hoạch 36-40 tấn với giá bán 22.000 – 28.000 đồng một kg.

Những dấu hiệu của bệnh tôm rất đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể con tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần nhận định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn.

Nhận thấy cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Phú Yên triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3ha tại xã Hòa Mỹ Tây (Tây Hòa).

Vừa qua, việc Mỹ thông qua Luật Nông trại (Farm Bill 2014) có phần liên quan đến con cá tra Việt Nam và đưa vào việc giám sát, thanh tra của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thay vì Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) như bao lâu nay, đang gây ra những lo ngại.

Trong những ngày qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở tỉnh Quảng Ngãi ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.