Việt Nam – Hà Lan Hợp Tác Phát Triển Chăn Nuôi

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn Hoàng Thái tử Willem Alexander và Công nương Maxima của Hà Lan, sáng nay (31/3/2011) tại TP. HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức “Hội thảo về chuỗi giá trị trong chăn nuôi và an toàn thực phẩm”. Tới dự và khai mạc hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần, Bộ trưởng Bộ kinh tế Nông nghiệp và Đổi mới Vương quốc Hà Lan Bleker.
Tại hội thảo chuyên gia và các doanh nghiệp hai nước đã trao đổi nhiều ý kiến xung quanh các vấn đề về cơ sở pháp lý, cơ chế, thể chế, chính sách của nước sở tại cũng như trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất thức ăn, công nghệ chế biến thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong hội thảo đã diễn ra Lễ ký Ý định thư cho các dự án giữa 2 quốc gia.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng là do được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp. Mức tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp bình quân đạt 4,7%/năm, trong đó sản lượng chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng 27-28% trong tổng giá trị của toàn ngành. Trong đó chăn nuôi heo chiếm trên 75% trong tổng sản lượng chăn nuôi gia súc. Đến nay, mặc dù Việt Nam chưa xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi nhưng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mục tiêu đề ra đến năm 2020, chăn nuôi sẽ chiếm 42% trong tổng giá trị của toàn ngành nông nghiệp và phát triển theo hướng toàn diện, tiếp cận chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn, gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ thực hiện tốt những cam kết trong Ý định thư, góp phần thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn cho sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hà Lan.
Ông Bleker cho biết, Hà Lan là một trong những quốc gia EU cung cấp nhiều ODA cho Việt Nam. Một trong những lĩnh vực chính đã được Chính phủ hai nước ký thỏa thuận hợp tác là chăn nuôi và quản lý giết mổ gia súc gắn liền với quyền lợi động vật. Hiện, ngành chăn nuôi của Hà Lan đạt trình độ cao với những công nghệ tiên tiến quản lý từ sản xuất đến bàn ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm trong chăn nuôi của Hà Lan đạt tiêu chuẩn EU và được xuất đi nhiều quốc gia trên thế giới
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất nấm với việc tận dụng những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và cho giá trị kinh tế cao đang được nhiều người dân nông thôn ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu của các hộ nuôi trồng và nhân rộng mô hình làm kinh tế hiệu quả này, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH&CN) tỉnh Bắc Ninh gấp rút chuẩn bị tăng lượng giống nấm, sẵn sàng cùng nông dân bước vào mùa vụ mới.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.

Cây chôm chôm trồng được nhiều nơi ở miền Nam nhưng có lẽ không nơi đâu cho trái to đẹp, chất lượng ngon ngọt bằng chôm chôm trên đất cù lao Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Thương hiệu “chôm chôm Tân Phong” chiếm trọn niềm tin của khách hàng phía Nam nhiều năm nay bởi chất lượng vượt trội.

Trong 8 tháng đầu năm 2014, có 40 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt hơn 1,3 triệu tấn, trong đó thanh long đạt hơn 697.000 tấn, dưa hấu gần 300.000 tấn, nhãn hơn 100.000 tấn, vải hơn 70.000 tấn, chôm chôm 600.000 tấn…

Các tổ hợp lúa lai F1 thế hệ mới tích hợp nhiều gene quý có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có chất lượng cao hơn và có hương thơm… Đây chính là niềm tự hào của lúa lai Việt Nam.