Việt Nam gia tăng nhập gia súc để vỗ béo từ Úc

Trong vòng vài năm qua, Việt Nam đã phát triển thành khách hàng lớn thứ hai của Úc về nhập gia súc sống, với hơn 180.000 đầu gia súc xuất đi năm ngoái và chủ yếu là những con đực có trọng lượng lớn và chuẩn bị để mổ thịt ngay.
Trả lời ABC từ Hội nghị Bàn tròn của ngành bò thịt và sản phẩm từ sữa, ông Stuart Kemp, đại diện Hiệp hội Xuất khẩu Gia súc sống Bắc Úc cho biết thị trường Việt Nam gần đây nhập nhiều gia súc để vỗ béo hơn và những nhà nhập khẩu hiện đang chi rất nhiều tiền để nâng cấp chuồng trại của mình.
Ông Kemp cho biết việc thiếu hụt những gia súc có trọng lượng lớn tại Bắc Úc có vai trò quan lớn trong thay đổi này.
“Có nhiều gia súc để vỗ béo được nhập về đây hơn những gia súc có trọng lượng lớn chủ yếu vì những con nặng hơn không còn được giữ lâu ở trang trại nữa và được bán đi sớm hơn.
Không còn nhiều gia súc sẵn sàng để mổ thịt và khi Indonesia đặt một số gia súc để mổ thịt vào quý 3 thì rất khó có thể kiếm hàng và nguồn hàng đã được dùng gần hết.”
Ông Kemp cho biết những người tham gia xuất nhập khẩu với Việt Nam đều tự tin là thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng và có tiềm năng mua 300 nghìn đầu gia súc mỗi năm.
Tuy nhiên, khi nhu cầu đối với gia súc vỗ béo và gia súc giống đang tăng thì giá cả lại leo thang khiến thị trường này cảm thấy hơi khó tiếp nhận.
Nhu cầu đối với gia súc vỗ béo của Việt Nam khiến thị trường này trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Indonesia.
Theo Cảng Darwin, tính từ cuối tháng 9 đến nay, đã có gần 95.000 đầu gia súc sống từ Bắc Úc xuất đi Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, ở huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế), có rất nhiều gia đình ở các xã kinh tế mới như Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Phú trồng sầu riêng, một loại cây có nguồn gốc từ Nam Bộ. Ước tính có đến gần 100 cây sầu riêng đang cho trái. Sầu riêng đang mang lại một nguồn thu không nhỏ cho các hộ gia đình.

Khoai lang là cây trồng lấy củ, vốn rất quen thuộc với nông dân ở các vùng, miền. Trong nhiều năm gần đây, cây khoai lang đã trở thành cây trồng hàng hóa, đem lại hiệu quả cao cho người trồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là đơn vị không chỉ chọn tạo được nhiều giống cây có củ tiến bộ mà còn có nhiều kĩ thuật tiên tiến tác động lên các cây trồng này.

Được thành lập ngày 1 - 4 -1992, đến nay Hội Làm vườn tỉnh vừa tròn 20 tuổi. Hội ra đời và phát triển đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng mong mỏi của những người yêu nghề làm kinh tế vườn (cây ăn quả, cây công nghiệp), nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm (VAC), từng bước trở thành một nhân tố tích cực trong phong trào phát triển kinh tế VAC nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.

Từ loài động vật hoang dã, nhưng với kỹ thuật và kinh nghiệm, những “ông vua rắn” ở đầu nguồn đã thuần dưỡng và nuôi nhân tạo thành công loài rắn có tên trong sách đỏ Việt Nam. Đó là rắn hổ hèo.

Theo kết quả kiểm tra ban đầu về chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra, 4 địa phương trọng điểm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ có số dư tín dụng tại các ngân hàng thương mại phục vụ cho nuôi và chế biến cá tra khá cao và hầu hết các khoản vay đến kỳ đáo hạn đều được điều chỉnh lãi suất về mức 13 - 15%/năm.