Việt Nam gia tăng nhập gia súc để vỗ béo từ Úc

Trong vòng vài năm qua, Việt Nam đã phát triển thành khách hàng lớn thứ hai của Úc về nhập gia súc sống, với hơn 180.000 đầu gia súc xuất đi năm ngoái và chủ yếu là những con đực có trọng lượng lớn và chuẩn bị để mổ thịt ngay.
Trả lời ABC từ Hội nghị Bàn tròn của ngành bò thịt và sản phẩm từ sữa, ông Stuart Kemp, đại diện Hiệp hội Xuất khẩu Gia súc sống Bắc Úc cho biết thị trường Việt Nam gần đây nhập nhiều gia súc để vỗ béo hơn và những nhà nhập khẩu hiện đang chi rất nhiều tiền để nâng cấp chuồng trại của mình.
Ông Kemp cho biết việc thiếu hụt những gia súc có trọng lượng lớn tại Bắc Úc có vai trò quan lớn trong thay đổi này.
“Có nhiều gia súc để vỗ béo được nhập về đây hơn những gia súc có trọng lượng lớn chủ yếu vì những con nặng hơn không còn được giữ lâu ở trang trại nữa và được bán đi sớm hơn.
Không còn nhiều gia súc sẵn sàng để mổ thịt và khi Indonesia đặt một số gia súc để mổ thịt vào quý 3 thì rất khó có thể kiếm hàng và nguồn hàng đã được dùng gần hết.”
Ông Kemp cho biết những người tham gia xuất nhập khẩu với Việt Nam đều tự tin là thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng và có tiềm năng mua 300 nghìn đầu gia súc mỗi năm.
Tuy nhiên, khi nhu cầu đối với gia súc vỗ béo và gia súc giống đang tăng thì giá cả lại leo thang khiến thị trường này cảm thấy hơi khó tiếp nhận.
Nhu cầu đối với gia súc vỗ béo của Việt Nam khiến thị trường này trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Indonesia.
Theo Cảng Darwin, tính từ cuối tháng 9 đến nay, đã có gần 95.000 đầu gia súc sống từ Bắc Úc xuất đi Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Với những ưu thế vượt trội, tôm càng xanh (TCX) được nhận định là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiến lược trong tương lai. Tuy nhiên, còn nhiều chông gai để đối tượng này “bơi ra biển lớn”.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ) là một trong số rất ít đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh ta đang trên đà làm ăn phát triển nhờ sản xuất kinh doanh đất rừng đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, toàn huyện Châu Thành có hơn 5.000 ha thanh long, trong đó có khoảng 2.000 ha diện tích đang cho trái. Theo dự kiến đến năm 2020, diện tích thanh long toàn huyện sẽ nâng lên 8.000 ha với năng suất bình quân từ 75.000-80.000 tấn/năm.

Theo dự thảo, Nhà nước sẽ đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão, trạm bờ và các thiết bị đầu cuối lắp trên tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần ở vùng biển xa bờ, hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản,…

Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa xuất khẩu được 29.500 tấn thủy sản, trị giá 195 triệu USD kim ngạch, tăng 27% về số lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.