Việt Nam Đứng Đầu Về Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Sang Colombia

Việt Nam là nước cung cấp cá số 1 cho Colombia trong năm 2013 với 36% thị phần của quốc gia Nam Mỹ này, xếp trên Argentina (9%), Cote d’Ivoire (8%) và Ecuador (8%).
Số liệu của Trung tâm kinh doanh ảo của Colombia (CVN) cho biết trong năm 2013, nước này nhập 78.000 tấn cá, trị giá 188 triệu USD, tăng 41% về khối lượng so với năm trước đó. Nổi lên trong các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Colombia có cá ngừ và cá tra, chiếm lần lượt 19% và 16% thị phần cá đông lạnh tại nước này.
Trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước, mỗi năm Colombia đánh bắt khoảng 70.000 tấn cá sông. Tuy nhiên, sản lượng đã giảm mạnh trong thời gian qua, trong khi nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, buộc quốc gia Nam Mỹ này phải nhập khẩu từ các nước láng giềng và vài năm nay nhập thêm từ Việt Nam.
Trang web dinero.com dẫn lời ông Fernando Bagés, một chuyên gia về nuôi trồng thủy sản khẳng định, cá tra nhập từ Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao vì giá rẻ và chất lượng đảm bảo.
Có thể bạn quan tâm

Phụ phẩm sau thu hoạch lúa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như rơm, rạ có cơ hội được sử dụng làm chiếu và thức ăn cho bò.

“Chúng ta cứ loay hoay với chuyện nuôi con gì, trồng cây gì; chuyện được mùa rớt giá, được giá mất mùa. Mô hình này là lời giải sinh động cho những tồn tại của nền nông nghiệp Việt Nam. Điều tôi trăn trở nhất là làm sao có chính sách khuyến khích các mô hình tương tự”

Những thông tin từ hệ thống Thống kê của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAOSTAT) cho thấy một chuyện... không vui: Hạt điều, tiêu đen đều chiếm vị trí số 1 cả về lượng và giá trị, nhưng giá bán hạt điều xếp thứ 6, tiêu đen thứ 8.

Trong những ngày gần đây, chuyện hàng nghìn buồng chuối tiêu hồng “ế nẫu” làm “nẫu lòng” các hộ nông dân tại xã Liên Châu (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về phương cách làm nông nghiệp tự phát, phi thị trường, đầy rủi ro.

Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất khô trên địa bàn tỉnh An Giang đang bước vào mùa làm ăn mới, chuẩn bị hàng bán Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do lũ nhỏ, diện tích nuôi thu hẹp nên lượng cá khan hiếm đã đẩy giá cá lóc, cá sặc bổi nguyên liệu tăng từ 15 – 20% so cùng kỳ.