Việt Nam dẫn đầu đấu thầu cung cấp gạo cho Philippines

Dự kiến, ngày 10/6, NFA sẽ công bố Việt Nam trúng thầu cung cấp 150.000 tấn gạo 25% tấm cho Philippines và số gạo này sẽ được chuyển giao vào ngày 15/7 tới.
Trước đó, NFA đã mời Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đấu thầu để cung cấp 250.000 tấn gạo cho Philippines theo các hợp đồng liên chính phủ. Tuy nhiên, Campuchia không tham gia đấu thầu.
Theo Phó Giám đốc NFA Joseph Dela Cruz, ở vòng đầu của phiên đấu thầu Việt Nam chào bán gạo với giá 419,35 USD/ tấn, trong khi Thái Lan chào giá 419 USD/tấn. Cả hai mức giá chào bán này đều không được chấp nhận vì cao hơn mức giá tham chiếu 410,12 USD/tấn.
Ở vòng hai, Thái Lan đã không đưa ra mức giá mới với lý do phải được Cục Ngoại thương nước này quyết định. Trong khi đó, Việt Nam đề nghị giá 410,12 USD/tấn, nhưng chỉ cung cấp 150.000 tấn cho phía Philippines.
Ông Dela Cruz cho biết mức giá tham chiếu nói trên không phải là quá thấp nếu so với mức giá mới nhất của thị trường thế giới.
Về 100.000 tấn gạo còn lại, Hội đồng NFA sẽ xem xét quyết định về việc mở đợt đấu thầu mới, có thể theo hình thức hợp đồng liên chính phủ hoặc đấu thầu quốc tế.
Các thỏa thuận song phương hiện nay cho phép Philippines nhập khẩu gạo từ Thái Lan, Việt Nam và Campuchia thông qua phương thức mua bán liên chính phủ. Năm ngoái, Philippines nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo.
Có thể bạn quan tâm

Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sắp tới sẽ bị tác động bởi dự thảo thanh tra thủy sản của chính phủ nước này.

Vừa qua, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính sách đó là cơ hội cho hàng thủy hải sản Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo VASEP, năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc trở thành nước tiêu thụ lớn thứ tư của thủy sản Việt Nam. Tôm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, hiện chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

Sáng ngày 15-1, ông Lê Sơn Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (Khu công nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang) cho biết, với việc đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản mới, GODACO dự kiến xuất khẩu đạt 80 triệu USD trong năm 2014.

Năm 1990 là năm đầu tiên các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh được xuất khẩu trực tiếp và đạt được 31 triệu USD. Cho đến nay, sau 23 năm phấn đấu, ngành thủy sản tỉnh tự hào với chỉ tiêu xuất khẩu vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Năm 2013 là do nguồn cung của một số nước trên thế giới bị sụt giảm vì dịch bệnh, đẩy giá tôm liên tục tăng cao.