Việt Nam dẫn đầu đấu thầu cung cấp gạo cho Philippines

Dự kiến, ngày 10/6, NFA sẽ công bố Việt Nam trúng thầu cung cấp 150.000 tấn gạo 25% tấm cho Philippines và số gạo này sẽ được chuyển giao vào ngày 15/7 tới.
Trước đó, NFA đã mời Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đấu thầu để cung cấp 250.000 tấn gạo cho Philippines theo các hợp đồng liên chính phủ. Tuy nhiên, Campuchia không tham gia đấu thầu.
Theo Phó Giám đốc NFA Joseph Dela Cruz, ở vòng đầu của phiên đấu thầu Việt Nam chào bán gạo với giá 419,35 USD/ tấn, trong khi Thái Lan chào giá 419 USD/tấn. Cả hai mức giá chào bán này đều không được chấp nhận vì cao hơn mức giá tham chiếu 410,12 USD/tấn.
Ở vòng hai, Thái Lan đã không đưa ra mức giá mới với lý do phải được Cục Ngoại thương nước này quyết định. Trong khi đó, Việt Nam đề nghị giá 410,12 USD/tấn, nhưng chỉ cung cấp 150.000 tấn cho phía Philippines.
Ông Dela Cruz cho biết mức giá tham chiếu nói trên không phải là quá thấp nếu so với mức giá mới nhất của thị trường thế giới.
Về 100.000 tấn gạo còn lại, Hội đồng NFA sẽ xem xét quyết định về việc mở đợt đấu thầu mới, có thể theo hình thức hợp đồng liên chính phủ hoặc đấu thầu quốc tế.
Các thỏa thuận song phương hiện nay cho phép Philippines nhập khẩu gạo từ Thái Lan, Việt Nam và Campuchia thông qua phương thức mua bán liên chính phủ. Năm ngoái, Philippines nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo.
Có thể bạn quan tâm

Chính nhờ chịu khó biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và năng động trong kinh doanh, ông Hồ Ngọc Vân trở nên khá giả khi lập nghiệp trên vùng đất mới. Với mô hình ương tôm giống, nhiều năm nay mỗi năm ông thu lãi gần 400 triệu đồng.

Nuôi cua thương phẩm đang được nhiều hộ dân trong tỉnh áp dụng nhờ lợi nhuận tương đối ổn định. Ưu điểm của mô hình này vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi dễ áp dụng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương.

Người nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang phải đối diện với tình trạng thua lỗ nặng vì tôm chết và rớt giá. Hiện nay, ở nhiều vùng tôm như: Ninh Hà, Ninh Lộc… diện tích đìa thả nuôi rất ít.

Đồng Tháp sẽ đưa ra khỏi quy hoạch gần 700 ha vùng nuôi do không đáp ứng tiêu chí. Trong 5 ngành hàng chủ lực mà tỉnh Đồng Tháp lựa chọn để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì ngành hàng cá tra đóng vai trò khá quan trọng.

Tiết kiệm nhiên liệu, tăng giá bán sản phẩm, làm cầu nối giữa đất liền và tàu khai thác thủy sản xa bờ là ưu thế của tàu dịch vụ hậu cần. Nhưng, hiện nay số lượng tàu dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa đáp ứng đủ năng lực đánh bắt.