Việt Nam đã xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo

Ông Huỳnh Minh Huệ - Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) - cho biết, tính đến ngày 31/5/2015, xuất khẩu gạo cả nước mới chỉ đạt 2,081 triệu tấn, trị giá FOB đạt 874,91 triệu USD, giảm 10,7% về lượng và 13,6% về giá trị so với cùng kỳ.
5 tháng đầu năm, VFA ghi nhận các sản phẩm gạo cao cấp và gạo thơm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm gần 53% tổng lượng gạo xuất khẩu; trong đó, gạo cao cấp tăng 30%, gạo thơm tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Nhờ các sản phẩm có giá trị cao này mà giá gạo xuất khẩu nói chung không bị giảm.
Về thị trường xuất khẩu, hiện châu Á vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,45 triệu tấn (chiếm trên 69%), kế đến là thị trường châu Phi với 287.907 tấn (chiếm 13,8%) và thứ 3 là thị trường châu Mỹ với 220.481 tấn (chiếm 10,59%).
Cũng trong các tháng qua, Việt Nam đã có được một số hợp đồng quan trọng tại các thị trường trọng điểm như: Philippines, Malaysia và Cuba. Ngoài ra, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang dần giành lại thị phần tại một số thị trường xuất khẩu như châu Úc (tăng 397%), châu Phi (tăng 17,2%).
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu ông Hội đã cho ra sản phẩm an toàn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Với trang trại dưa lưới rộng hơn 8.000m2 tại ấp Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM, anh Nguyễn Lê Cẩm Tú đã thu về hơn 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Mô hình nuôi cá lồng, vịt trời của ông Lò Văn Khặn, bản Co Trặm, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) cho thu nhập trên 1 tỷ đồng mỗi năm

Mới 43 tuổi nhưng nông dân Nhị Văn Xum ở xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) đã nổi lên là “đại gia chân đất” với cơ ngơi hàng trăm tỷ đồng

Cá bông lau là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Áp dụng có hiệu quả mô hình nuôi cá bông lau thương phẩm