Việt Nam đã xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo

Ông Huỳnh Minh Huệ - Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) - cho biết, tính đến ngày 31/5/2015, xuất khẩu gạo cả nước mới chỉ đạt 2,081 triệu tấn, trị giá FOB đạt 874,91 triệu USD, giảm 10,7% về lượng và 13,6% về giá trị so với cùng kỳ.
5 tháng đầu năm, VFA ghi nhận các sản phẩm gạo cao cấp và gạo thơm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm gần 53% tổng lượng gạo xuất khẩu; trong đó, gạo cao cấp tăng 30%, gạo thơm tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Nhờ các sản phẩm có giá trị cao này mà giá gạo xuất khẩu nói chung không bị giảm.
Về thị trường xuất khẩu, hiện châu Á vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,45 triệu tấn (chiếm trên 69%), kế đến là thị trường châu Phi với 287.907 tấn (chiếm 13,8%) và thứ 3 là thị trường châu Mỹ với 220.481 tấn (chiếm 10,59%).
Cũng trong các tháng qua, Việt Nam đã có được một số hợp đồng quan trọng tại các thị trường trọng điểm như: Philippines, Malaysia và Cuba. Ngoài ra, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang dần giành lại thị phần tại một số thị trường xuất khẩu như châu Úc (tăng 397%), châu Phi (tăng 17,2%).
Có thể bạn quan tâm

Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu là xoài, vải, chuối, thanh long, chôm chôm… Thời gian tới, Việt Nam sẽ bổ sung một số hoa quả vào danh mục xuất khẩu như vú sữa, xoài, thanh long ruột đỏ, chôm chôm, vải sang các thị trường khó tính Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Australia.

Cụ thể như tuyên truyền rộng rãi tới từng hộ sản xuất kinh doanh cà phê về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cà phê trong nền kinh tế thị trường, từ đó làm chuyển biến nhận thức của bà con trong việc thực hiện đúng quy trình thu hoạch cà phê chín với tỷ lệ trên cây từ 90% trở lên, không hái quả xanh cũng như để chín quá làm khô, rụng.

Đồng Nai nổi tiếng có những vùng bưởi ngon, như: bưởi đường lá cam Tân Triều, bưởi ruột hồng Định Quán... Tuy nhiên, loại trái ngon này vẫn chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa. Để phát triển cây bưởi bền vững, việc tăng diện tích cần gắn với cơ hội thị trường, nhất là hướng đến xuất khẩu.

Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.