Việt Nam chào hàng 11 loại trái cây tại Mỹ

Đến nay, thanh long, vải và nhãn của Việt Nam đã được cấp phép nhập khẩu vào thị trường này. Riêng xoài, vú sữa… đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục để cấp phép nhập khẩu.
Ngoài ra, hàng loạt mặt hàng như vú sữa, vải, nhãn, xoài… cũng vừa tìm được các thị trường xuất khẩu mới.
Vinafruit cũng dẫn nguồn từ Tổng cục Hải quan cho hay xuất khẩu rau quả trong tháng 6 đạt hơn 111 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sáu tháng đầu năm đạt gần 726 triệu USD (tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái).
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 206 triệu USD trong năm tháng đầu năm, chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Xếp sau là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan.
Có thể bạn quan tâm

Sức cạnh tranh của ngành mía đường VN kém là do chi phí sản xuất mía đường quá cao, đặc biệt là giá mía nguyên liệu.

100% mẫu loại chè oolong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra gần đây.

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Ngày 15-7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình và giải pháp thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là hạn chế tác hại của việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn Đồng Nai.

Phát triển Đề án “2 con, 1 cây” (gà, cây dược liệu, tôm), hiện huyện có 445 hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 1.355ha, tăng 96% so với năm 2014. Trong đó, nuôi bán thâm canh 124 hộ, nuôi quảng canh 321 hộ.