Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa

Qua hơn 3 năm triển khai mô hình trồng hoa sinh thái trên bờ ruộng, vụ Đông xuân này, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mở rộng trên 220ha tại 4 xã: Vị Thắng, Vị Thanh, Vĩnh Thuận Tây và Vĩnh Trung.
Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…
Qua thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả kép: Cụ thể, mỗi vụ lúa giảm được từ 1 - 2 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/ha.
Một số hộ nông dân áp dụng biện pháp “1 phải, 5 giảm”, không phun thuốc bảo vệ thực vật ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của cây lúa. Đặc biệt một số nơi, nông dân còn trồng xen rau màu, chủ yếu là dưa hấu, bầu bí, đậu bắp... để tăng thêm thu nhập.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE183195/Vi_Thuy_Trong_hoa_sinh_thai_tren_220ha_lua.aspx
Có thể bạn quan tâm

Năm qua, Bến Tre đã triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (TĐBHNN) tại 24 xã của 6 huyện, trong đó bảo hiểm đối với tôm biển 15 xã và bảo hiểm đối với cá tra 9 xã (Ba Tri 5 xã, Bình Đại 5 xã, Thạnh Phú 5 xã, Chợ Lách 3 xã, Giồng Trôm 3 xã, Châu Thành 3 xã).

Phúc Thuận là một trong những địa phương có diện tích chè lớn của huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), với gần 600ha. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, từ năm 2008 trở lại đây, người dân đã tập trung đưa các giống chè cành cho năng suất cao như: LDP1, TRI 777, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên... vào trồng thay thế giống chè trung du năng suất thấp.

Chính thức tiếp nhận công nghệ sản xuất nghêu giống từ Phân viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bắc Trung Bộ) năm 2010, đến nay, Trại Sản xuất giống thủy sản xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre), thuộc Trung tâm Giống Nông nghiệp Bến Tre, đã sản xuất thành công nhiều bể nghêu giống.

Chiều ngày 6/5 vừa qua ở Bình Thuận, một trận lốc xoáy kèm theo mưa đã làm cho hàng chục héc ta diện tích cây ăn trái, trong đó chủ yếu là sầu riêng trên địa bàn thôn Rô Mô- xã Đa Kai, huyện Đức Linh bị thiệt hại nặng. Ước tính hàng trăm tấn sầu riêng đang chuẩn bị thu hoạch phải bỏ đi.

Từng được xem là thế mạnh kinh tế đối với vùng ven biển Nam Trung bộ, vậy mà giờ đây, nhiều người lại không còn mặn mà với nghề nuôi tôm hùm.