Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa

Qua hơn 3 năm triển khai mô hình trồng hoa sinh thái trên bờ ruộng, vụ Đông xuân này, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mở rộng trên 220ha tại 4 xã: Vị Thắng, Vị Thanh, Vĩnh Thuận Tây và Vĩnh Trung.
Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…
Qua thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả kép: Cụ thể, mỗi vụ lúa giảm được từ 1 - 2 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/ha.
Một số hộ nông dân áp dụng biện pháp “1 phải, 5 giảm”, không phun thuốc bảo vệ thực vật ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của cây lúa. Đặc biệt một số nơi, nông dân còn trồng xen rau màu, chủ yếu là dưa hấu, bầu bí, đậu bắp... để tăng thêm thu nhập.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE183195/Vi_Thuy_Trong_hoa_sinh_thai_tren_220ha_lua.aspx
Có thể bạn quan tâm

Đề xuất trên được đưa ra tại phiên họp chiều 15.5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012.

Ngày 14/5, đoàn kiểm tra liên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Giống Nông nghiệp Điện Biên, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên tổ chức thăm đồng đánh giá năng suất lúa vụ đông xuân năm 2013 - 2014 trên địa bàn huyện.

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 cách đảo Lý Sơn chỉ 119 hải lý - ngay trên đường ra khơi, đã gây nhiều cản trở cho ngư dân trong hành trình khai thác hải sản. Ngư dân Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi) đã phát huy tổ đội đoàn kết, nghiệp đoàn nghề cá để tạo sức mạnh tổng hợp đánh bắt trên biển.

Từ đầu năm đến nay, ngư dân tỉnh Nghệ An đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, giá cả thấp... nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Thời gian qua, nông dân ở Hạ Hòa đã đầu tư canh tác và chăm sóc chè trên diện tích đồi núi thấp và trong vườn nhà. Tuy vậy, cây chè qua 10 đến 15 năm cho thu hái đã chuyển sang giai đoạn già cỗi, tỷ lệ cho búp thấp, hiệu quả kinh tế không cao so với diện tích chè mới cho thu hái.