Vì Sao Thanh Long Lên Giá?

Thanh long sau một thời gian dài rớt giá, từ đầu tháng 7 đến nay lại tăng nóng.
Tại Bình Thuận ngày 8/7 giá thanh long loại 1 đã lên 20.000 đ/kg. Chưa năm nào thanh long chính vụ được giá như thế. Năm ngoái thanh long có giá cao nhất so với mọi năm cũng dừng ở 18.000 đ/kg.
Dù vậy, hiện tại người trồng thanh long lại lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng và để dưỡng sức cho cây nên khi mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ. Cung thiếu, cầu tăng đã đẩy giá thanh long lên.
Nhưng lý lẽ này vẫn ít thuyết phục, vì mùa hè các loại cây trái vào vụ thu hoạch khá nhiều và năm nay đều trúng mùa, bằng chứng là giá thanh long rớt từ đầu vụ.
Từ đó, những người theo dõi cây thanh long khẳng định, giá thanh long tăng là ảo, là do từ khi có thông tin Trung Quốc sắp tới sẽ cấm biên (!). Thanh long bảo quản ở kho lạnh được 40 ngày nên thương lái tăng cường mua, tranh thủ xuất sang TQ trước thời điểm "cấm biên" (?)...
Cũng từ đầu tháng 7/2014, chương trình hỗ trợ nông dân trồng thanh long ở 3 tỉnh: Bình Thuận, Long An và Tiền Giang 2 triệu bóng đèn compact đã diễn ra tại TP Phan Thiết. Theo ngành điện, tính tổng chung lượng điện mà người trồng thanh long ở 3 tỉnh trên sử dụng đạt sản lượng 252 MW, tương đương công suất của nhà máy thủy điện cỡ lớn như Xekaman 3.
Người trồng thanh long mua đèn compact và đui đèn được giảm 10% trở lên tùy theo trả tiền liền hay trả muộn sau dăm ba tháng và được hỗ trợ 4.000 đ/bóng sợi đốt đã thu hồi...
Nếu khống chế lại, với 2 triệu bóng compact này tính trong 4 năm, nông dân sẽ tiết kiệm được 316,8 tỷ đồng, cắt giảm khí thải 0,65 tấn C02/Mwh... Đó là lý do vì sao TCty Điện lực miền Nam phải xây dựng chương trình hỗ trợ 2 loại bóng trên trong năm 2014-2015 thành đề án với tổng chi phí lên 102 tỷ đồng.
Việc thay bóng đèn compact cho bóng đèn sợi đốt vốn đã được sử dụng lâu nay với những nhận định đánh giá cảm tính của riêng từng người nông dân, nên tưởng đơn giản nhưng lại khó, như sự thay đổi nhận thức. Không ít người trồng thanh long vẫn còn suy nghĩ chính lượng điện nhiều của bóng đèn sợi đốt (60W) sẽ giúp thanh long hấp thụ nhiệt đạt ngưỡng để ra búp nhiều hơn vào vụ nghịch.
Không ít người khác đã sử dụng đèn compact (20W) chong thanh long thấy có kết quả tốt lại ít tốn kém nên không đồng ý, vì cây ra búp vụ nghịch được hay không còn tùy thuộc vào thời tiết, chứ không chỉ có nguồn điện. Cuộc tranh cãi được dấy lên có mức độ nóng ngang ngửa như giá thanh long hiện tại.
Nhiều người trồng thanh long nghi ngờ bóng compact nên đã tham khảo học tập các vườn đã chong đèn compact để thấy hiệu quả, nhất là so sánh chi phí chong điện. Dùng compact có thể khiến giá thành SX giảm, cho sản phẩm chất lượng tốt, giúp thanh long Bình Thuận có tính cạnh tranh cao.
Có thể bạn quan tâm

Sau 9 ngày nghỉ tết, hôm 24.2 (mùng 6 Tết), các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đồng loạt hoạt động trở lại, tiếp nhận mía của nông dân, phấn đấu đến cuối tháng 3.2015 sẽ kết thúc vụ thu hoạch, chế biến mía đường niên vụ 2014 - 2015, sớm hơn vụ chế biến năm ngoái khoảng gần một tháng.

Theo ngày tháng, các loại rau xanh cứ lặng lẽ từ nhà vườn ra chợ vào từng gian bếp, lên bàn ăn của mỗi gia đình. Từ gốc gác cội nguồn thảo mộc tự nhiên bước vào nền văn minh nông nghiệp khi được thuần hóa, trồng trọt trên thổ nhưỡng, nền nhiệt riêng biệt mà tạo ra những thứ rau đặc sản vùng miền.

Chủ vườn rau sạch này là ông Lê Phước Thọ (ở ấp An Thuận, thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang), nguyên là một cán bộ Sở Tài Nguyên – Môi trường. Thời đương nhiệm, ông được cử đi cùng nhiều đoàn tham quan học hỏi ở nhiều nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có cách trồng rau sạch.

Trung tâm Khoa học và Môi trường huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang triển khai mô hình trồng cây đinh lăng với quy mô 5 sào tại hai xã Việt Ngọc và Ngọc Vân với kinh phí gần 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của huyện. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60 % giá giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

Trong khuôn khổ Dự án Legato “Kỹ thuật thâm canh và công nghệ sinh thái- Công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ thống sản xuất lúa nước” của Đức và các quốc gia Đông Nam Á khác, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với Viện Chính sách và Quản lý - Trường đại học KHXH&NV – đại diện ban điều phối Dự án đã thiết lập “Mô hình công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa nước” triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai.