Vì sao gạo Việt lép vế trên thị trường quốc tế

Cùng là giống gạo Jasmine, giống gạo thơm mùi lá dứa và dẻo; chất lượng không khác nhau nhưng giá bán của loại gạo này ở Thái Lan là 810 USD/tấn, trong khi giá gạo Jasmine của Việt Nam chỉ rẻ bằng nửa.
Giá đắt nhưng gạo Jasmine Thái lại được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên giới với tên gọi gạo Hom Mali.
Thậm chí, sau khi cộng thêm các chi phí, nếu gạo này bị định giá thấp dưới 10 USD/kg sẽ bị coi là gạo giả.
Trong khi đó, tờ Nhân dân đã chỉ ra hơn 2 thập kỷ qua, gạo Việt Nam vẫn tồn tại dưới những cái tên như gạo 5%, gạo 25% tấm… những cái tên chỉ gạo phẩm cấp thấp.
Vậy bí quyết nào đã giúp gạo Jasmine Thái lại thành thương hiệu trong khi gạo của Việt Nam không thua kém gì?
Chỉ dẫn địa lý để truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm là điều tiết cần thiết nhưng một yếu tố không kém phần quan trọng là phải giúp người tiêu dùng nhận diện được đâu là gạo Jasmine của Thái.
Đó là lý do trên các bao gạo Thái Lan luôn có dòng chữ “Made in Thailand” và mã vạch Thái Lan.
Từ năm 2007, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong gạo Jasmine có chứa chất 2-AP có mùi tương tự như mùi lá dứa rất hấp dẫn người ăn.
Từ đó, họ đã có nghiên cứu khoa học thông qua sự thay đổi trạng thái các gen trong gạo Jasmine để tăng cường các đặc tính và chất lượng sản phẩm gạo.
Đây cũng chính là điểm độc đáo, khác biệt giữa gạo Jasmine Thái với gạo Jasmine của các quốc gia khác.
Như vậy, bí quyết thành công của gạo Jasmine Thái chính là ứng dụng khoa học công nghệ.
Thực tế, Việt Nam không thiếu các nhà khoa học.
Thế nhưng, cơ chế đã thực sự hấp dẫn các nhà khoa học đầu tư vào nông nghiệp hay chưa thì đó vẫn còn là vấn đè tranh cãi.
Trang tin VOV đã đặt ra câu hỏi: Lương 2 triệu một tháng, sao khiến các nhà khoa học toàn tâm toàn ý với nghề?
Một vị tiến sĩ người Bỉ cũng phải thốt lên rằng “Mỗi người nông dân ở Việt Nam là nhà nghiên cứu trên chính mảnh đất của họ”.
Vì thế mà tác giả bài báo đã cho rằng, vì thiếu định hướng khoa học mà người nông dân “trăm hay không bằng tay quen”, tự sản xuất manh mún đã khiến các sản phẩm khó có thể trở thành thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hút đông đảo nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, thoát nghèo, trong đó có ông Văng Thành Trưởng, ở ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức.

Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.

Nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp đang đẩy mạnh mô hình trồng cóc Thái Lan cho thu nhập khá cao. Bà Nguyễn Thị Sậu, nông dân ấp Hòa Mỹ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh cho biết, đây là loại cóc được nhân giống từ Thái Lan đem về, với những ưu điểm như: Trồng chỉ 6 tháng là cho trái và giá bán cóc non dao động khoảng 10.000 đồng/kg, cao gấp đôi so cóc địa phương.