Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì sao gạo Việt lép vế trên thị trường quốc tế

Vì sao gạo Việt lép vế trên thị trường quốc tế
Ngày đăng: 29/10/2015

Cùng là giống gạo Jasmine, giống gạo thơm mùi lá dứa và dẻo; chất lượng không khác nhau nhưng giá bán của loại gạo này ở Thái Lan là 810 USD/tấn, trong khi giá gạo Jasmine của Việt Nam chỉ rẻ bằng nửa.

Giá đắt nhưng gạo Jasmine Thái lại được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên giới với tên gọi gạo Hom Mali.

Thậm chí, sau khi cộng thêm các chi phí, nếu gạo này bị định giá thấp dưới 10 USD/kg sẽ bị coi là gạo giả.

Trong khi đó, tờ Nhân dân đã chỉ ra hơn 2 thập kỷ qua, gạo Việt Nam vẫn tồn tại dưới những cái tên như gạo 5%, gạo 25% tấm… những cái tên chỉ gạo phẩm cấp thấp.

Vậy bí quyết nào đã giúp gạo Jasmine Thái lại thành thương hiệu trong khi gạo của Việt Nam không thua kém gì?

Chỉ dẫn địa lý để truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm là điều tiết cần thiết nhưng một yếu tố không kém phần quan trọng là phải giúp người tiêu dùng nhận diện được đâu là gạo Jasmine của Thái.

Đó là lý do trên các bao gạo Thái Lan luôn có dòng chữ “Made in Thailand” và mã vạch Thái Lan.

Từ năm 2007, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong gạo Jasmine có chứa chất 2-AP có mùi tương tự như mùi lá dứa rất hấp dẫn người ăn.

Từ đó, họ đã có nghiên cứu khoa học thông qua sự thay đổi trạng thái các gen trong gạo Jasmine để tăng cường các đặc tính và chất lượng sản phẩm gạo.

Đây cũng chính là điểm độc đáo, khác biệt giữa gạo Jasmine Thái với gạo Jasmine của các quốc gia khác.

Như vậy, bí quyết thành công của gạo Jasmine Thái chính là ứng dụng khoa học công nghệ.

Thực tế, Việt Nam không thiếu các nhà khoa học.

Thế nhưng, cơ chế đã thực sự hấp dẫn các nhà khoa học đầu tư vào nông nghiệp hay chưa thì đó vẫn còn là vấn đè tranh cãi.

Trang tin VOV đã đặt ra câu hỏi: Lương 2 triệu một tháng, sao khiến các nhà khoa học toàn tâm toàn ý với nghề?

Một vị tiến sĩ người Bỉ cũng phải thốt lên rằng “Mỗi người nông dân ở Việt Nam là nhà nghiên cứu trên chính mảnh đất của họ”.

Vì thế mà tác giả bài báo đã cho rằng, vì thiếu định hướng khoa học mà người nông dân “trăm hay không bằng tay quen”, tự sản xuất manh mún đã khiến các sản phẩm khó có thể trở thành thương hiệu.


Có thể bạn quan tâm

Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Vỏ Thép Đánh Bắt Xa Bờ Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Vỏ Thép Đánh Bắt Xa Bờ

Theo Bộ NN-PTNT, với quy định này, ngư dân có thể đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần. Khi vay vốn, ngư dân có thể thế chấp bằng tàu đóng mới, tàu cải hoán, tàu nâng cấp để đảm bảo vốn vay.

13/06/2014
Tôm Giống Chất Lượng Cao Phải Đợi Đến Khi Nào? Tôm Giống Chất Lượng Cao Phải Đợi Đến Khi Nào?

Năm 2013, tỉnh Cà Mau bắt tay triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống, Đề án được kỳ vọng sẽ tạo được nguồn giống đủ lớn nhắm đáp ứng nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh.

13/06/2014
Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Cá Tra Phục Vụ Xuất Khẩu Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Cá Tra Phục Vụ Xuất Khẩu

Đến hết tháng 5-2014, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi 2.954 ha, diện tích thu hoạch 1.478 ha, sản lượng thu hoạch hơn 335 nghìn tấn cá tra. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 4-2014 đạt đỉnh điểm với mức 27 nghìn đồng/kg, với mức giá này người nuôi có lãi để tái sản xuất.

13/06/2014
Hội An Khai Thác Hơn 8 Nghìn Tấn Thủy Sản Trong 5 Tháng Đầu Năm Hội An Khai Thác Hơn 8 Nghìn Tấn Thủy Sản Trong 5 Tháng Đầu Năm

Theo tin từ UBND thành phố Hội An cho biết, trong 5 tháng đầu năm, ngư dân Hội An đã khai thác được hơn 8 nghìn tấn thủy sản các loại, đạt 60,4 % kế hoạch năm.

13/06/2014
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Đạt Trên 70.000 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Đạt Trên 70.000 Tấn

UBND tỉnh tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá theo hướng nâng cao công suất để tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ, nâng cao hiệu quả nghề cá; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả thông qua các tổ đoàn kết sản xuất trên biển, HTX đánh bắt xa bờ, nghiệp đoàn nghề cá,…

13/06/2014