Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì sao cua ghẹ Việt đang được ưa chuộng tại Úc?

Vì sao cua ghẹ Việt đang được ưa chuộng tại Úc?
Ngày đăng: 25/07/2015

Tuy nhiên, mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Úc đã không ngớt khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cua ghẹ vào Úc “đừng tưởng chỉ với giá rẻ là xong”, là có thể “chắc chân” tại thị trường này. “Úc là một thị trường khó tính, đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao. Do đó, để cạnh tranh với các nước trong khối ASEAN, Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm chứ không chỉ dựa vào giá thấp” - thương vụ Việt Nam tại Úc cảnh báo.

Hiện thị phần sản phẩm cua, ghẹ của Việt Nam tại Úc tăng lên rất mạnh. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, thị trường Úc chỉ chiếm 2% nhưng sản lượng xuất khẩu sang thị trường này lại đang tăng “chóng mặt”.

Theo đó, thống kê của Hải quan cho thấy chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, con số xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam sang thị trường này đã đạt 889.000 USD, tăng 185% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 5 tăng tới 236,5%.

Bên cạnh đó, Úc chủ yếu nhập khẩu cua ghẹ đông lạnh hoặc đã qua chế biến. Việt Nam là nước xuất khẩu cua ghẹ sang Úc nhiều thứ tư, chỉ sau Myanmar, Thái Lan và Indonesia.

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nói chung, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cua ghẹ sang thị trường Úc khá thuận lợi vì hầu hết các mặt hàng không cần có giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, đây là thị trường yêu cầu cao về chất lượng. Úc áp dụng quy định Lệnh giữ hàng (Holding Order) để xử lý các lô hàng thực phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc yêu cầu về đóng gói, bao bì, ký mã hiệu. Khi đã bị áp dụng lệnh giữ hàng, các lô hàng tiếp theo sẽ không được phép vào Úc hoặc phải chịu kiểm tra chặt chẽ trong 5 chuyến sau nếu vi phạm lần đầu và là lỗi nhỏ thuộc về nhãn mác, bao bì.

Phần lớn các lô hàng thủy sản trong đó có cua ghẹ của Việt Nam cũng đã bị áp dụng lệnh giữ hàng thường là do sơ suất trong khâu ký mã hiệu, bao bì, nhãn mác như thiếu tên nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, không ghi hạn sử dụng, không ghi xuất xứ hoặc thành phần sản phẩm, và một số trường hợp là vượt định mức các chất cấm trong thực phẩm. Do vậy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu cua ghẹ sang thị trường Úc, doanh nghiệp nên chú ý đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang Trồng Nhãn Thạch Kiệt Cho Lợi Nhuận Cao Tiền Giang Trồng Nhãn Thạch Kiệt Cho Lợi Nhuận Cao

Cây nhãn Thạch Kiệt trồng khoảng 24 tháng là có thể xử lý cho trái. Giống nhãn này có nhiều ưu điểm như: Kháng được bệnh “chổi rồng”, cơm dầy, khô giòn, hạt nhỏ, thơm, trái sai, có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với thổ nhưỡng vùng đất ven sông Tiền.

07/11/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Chuối Tiêu Hồng Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Chuối Tiêu Hồng

Mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp cấy mô do UBND xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) thực hiện tại thôn Định Trường, với diện tích 1 ha, có 5 hộ tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống, phân bón và được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...

07/11/2014
VASEP Kiến Nghị Thuế Nhập Khẩu Cá Hồi Năm 2015 Là 0% VASEP Kiến Nghị Thuế Nhập Khẩu Cá Hồi Năm 2015 Là 0%

VASEP cho rằng cá hồi đông lạnh chủ yếu được NK về để phục vụ gia công xuất khẩu và cả tiêu thụ trong nước. Mặt hàng cá hồi hiện nay ở Việt Nam chưa phải là sản phẩm đã sản xuất được ở cấp độ hàng hóa, việc NK không mang tính cạnh tranh với sản xuất trong nước. Do đó, Hiệp hội đề xuất giảm mức thuế NK với cá hồi về 0% nhằm phong phú nguồn nguyên liệu chế biến gia công XK thủy sản.

07/11/2014
Hậu Giang Có Hơn 4.480ha Cây Ăn Trái Nhiễm Sâu Bệnh Hậu Giang Có Hơn 4.480ha Cây Ăn Trái Nhiễm Sâu Bệnh

Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và ngành nông nghiệp các địa phương cùng các nhà vườn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành, để khống chế sự lây lan bệnh trên cây có múi.

07/11/2014
Kiểm Dịch Thực Vật… Bỏ Ngỏ Đến Bao Giờ? Kiểm Dịch Thực Vật… Bỏ Ngỏ Đến Bao Giờ?

Những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa những giống cây trồng mới vào sản xuất trên các vùng đất khác nhau nhằm phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên có một thực tế đáng quan ngại hiện nay là năng suất cây trồng giảm mạnh sau một thời gian ngắn canh tác, sâu bệnh phát sinh gây hại tràn lan, chất lượng sản phẩm kém, tính cạnh tranh thấp. Nguyên nhân đầu tiên được xác định là do nguồn giống không đảm bảo, chưa qua kiểm dịch thực vật.

07/11/2014