Hậu Giang Có Hơn 4.480ha Cây Ăn Trái Nhiễm Sâu Bệnh

Xuất hiện nhiều nhất là trên cây có múi hiện nay là bệnh vàng lá gân xanh (Greening) trên cây cam sành với diện tích 4.158ha, trong đó riêng huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) có 3.557ha nhiễm trên 70%.
Sâu đục trái bưởi cũng xuất hiện ở huyện Châu Thành với diện tích 79,5ha, tỷ lệ từ 5 - 10% và bệnh chổi rồng 196ha, tỷ lệ nhiễm từ 10 - 30%. Ngoài ra, bệnh đen xơ mít và nứt thân xì mũ trên mít cũng ghi nhận được 50ha, tỷ lệ bệnh từ 10 - 30%.
Bên cạnh đó, bệnh héo khô đầu lá, thối trái và rệp sáp trên cây khóm và một số sâu bệnh khác trên cây ăn trái cũng có xuất hiện nhưng mức độ chưa nhiều và chưa đến mức đáng báo động.
Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và ngành nông nghiệp các địa phương cùng các nhà vườn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành, để khống chế sự lây lan bệnh trên cây có múi.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển mạnh và ngày càng có nhiều doanh nghiệp được xếp vào tốp đầu của cả nước. Điều đó được chứng minh ở tốc độ tăng trưởng với mức bình quân 15,4%/năm.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho phép thực hiện thí điểm kéo dài thời gian thông quan từ 07h00 đến 22h00 hàng ngày đối với mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Nam Định giáp ranh với Ninh Bình đã xuất hiện những ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 đầu tiên. Và hiện nay, trên địa bàn cả nước có 7 ổ dịch cúm gia cầm tại 7 huyện của 6 tỉnh chưa qua 21 ngày.

Ông Trần Văn Tánh, nông dân tại xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) nổi tiếng ở địa phương vì mô hình làm nông không đụng hàng: trồng cỏ đậu phộng dại trong vườn tiêu sạch. Ông còn tận dụng nguồn cỏ này làm thức ăn nuôi dê để có thêm thu nhập.

Người dân dùng các loại lá cây có chất chua như lá giang, lá me và thuốc sát trùng để rơ miệng cho gia súc bị lở mồm long móng