Về quê khởi nghiệp

Sau thời gian hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Bùi Văn Trinh trở về quê. Vốn không nghề, không nghiệp lại không có chút vốn liếng gì trong tay Bùi Văn Trinh quyết định vào Nam làm thuê kiếm sống. Dù cuộc sống ở quê khó khăn nhưng Trinh vẫn không ngờ rằng cuộc sống ở nơi đất khách còn khó khăn, vất vả gấp nhiều lần.
Theo nghề thợ xây mấy năm nhưng thu nhập vẫn chật vật, lúc này anh mới nhận ra để ổn định cuộc sống lâu dài thì không đâu bằng quê hương mình. Với sự quyết tâm và mong muốn thay đổi cuộc sống anh trở về quê lập nghiệp.
Cuộc sống làm thuê mấy năm giúp anh hiểu ra rằng, làm giàu không phải là dễ và nhất là đối với những người không có vốn như anh. Chính bởi suy nghĩ đó Trinh đã bắt đầu cuộc sống bằng nghề sửa xe. Không ngại cực khổ, anh cùng vợ đầu tư chút vốn ít ỏi vào chăn nuôi. Ban đầu là một hai con lợn rồi nhiều hơn. Khi đã có ít vốn trong tay, anh mở thêm chuồng trại để chăn nuôi quy mô lớn hơn. Với bản tính cẩn thận anh đã đi đến các trang trại trong và ngoài tỉnh để học hỏi thêm về kinh nghiệm, phương pháp chăn nuôi.
Lần đầu đi học hỏi, các mô hình chăn nuôi, nhiều chủ trang trại đã nói với anh rằng: thời này giá thức ăn cao mà giá lợn lại thấp, người ta sắp bỏ nghề anh chăn nuôi làm gì? Thế nhưng, với quyết tâm, quyết chí ban đầu anh vẫn không từ bỏ. Sau một thời gian chăn nuôi, anh dần dần mở rộng thêm được diện tích chuồng trại và tăng số lượng đàn lợn của mình. Ngoài mô hình chăn nuôi lợn, gà anh Trinh còn đầu tư nuôi bồ câu Pháp.
Theo anh, giống bồ câu Pháp hiện có rất nhiều người ưa chuộng nên ngoài thị trường trong tỉnh anh còn đem bán ở các tỉnh lân cận. Với những nỗ lực vươn lên của mình, hiện tại, gia đình anh có 20 lợn nái, 100 lợn thịt và 1.000 cặp bồ câu Pháp sinh sản. Bình quân mỗi năm anh xuất bán trên 400 con lợn thịt và 4.000 cặp bồ câu Pháp. Trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu được hơn 300 triệu đồng. Để chủ động trong việc phục vụ chăn nuôi lâu dài anh cùng vợ mua sắm thêm xe tải và mở quán kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Sắp tới, để mở rộng và phát triển mô hình kinh tế của mình, anh Trinh cho biết, sẽ nới rộng thêm chuồng trại, lựa chọn các con giống tốt để tiếp tục chăn nuôi. Với những thành công trong các mô hình chăn nuôi của mình, anh đã trở thành địa chỉ tin cậy cho các hộ dân, chi hội trong xã đến trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Nhờ được tư vấn những kỹ thuật nuôi và các phương pháp phòng ngừa, trị bệnh của anh mà rất nhiều trại chăn nuôi đã thành công.
Chia sẻ về niềm vui bởi những nỗ lực mà thời gian qua anh đã tạo dựng, Bùi Văn Trinh cho rằng, với anh sự thành công của ngày hôm nay không phải tự nhiên đến, nếu không có sự quyết tâm, lòng kiên nhẫn và niềm đam mê thì dù có ở đâu con người ta cũng khó mà làm nên mọi thứ...
Có thể bạn quan tâm

Nhân kỉ niệm 54 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá 1.4, sáng ngày 28/3, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam và Chi cục nuôi trồng thủy sản và Hội nghề cá Quảng Nam tổ chức thả 1.000 con tôm sú giống đã qua kiểm dịch đảm bảo chất lượng trước khi thả ra khu vực sông, thuộc rừng dừa Bảy mẫu xã Cẩm Thanh, TP Hội An.

Có những thời điểm, ông Hoàng Văn Thân ở thôn Thôm Mèo, xã Xuân La (Pác Nặm - Bắc Kạn) nuôi tới gần 100 con bò sinh sản. Bà con trong vùng khâm phục tài nuôi bò, phát triển kinh tế gia đình nên đã trìu mến đặt cho ông Thân biệt danh là “vua bò”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, năm 2013, tỉnh phấn đấu đưa tổng diện tích sản xuất vụ lúa mùa, hè thu, đông xuân và thu đông lên hơn 733.850 ha; dự kiến năng suất bình quân 6 tấn/ha và phấn đấu đưa sản lượng lên 4,4 triệu tấn.

Hiện nông dân ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu thu hoạch rộ dưa hấu. Theo nhiều người trồng dưa, chưa có năm nào dưa hấu giữ giá ổn định lâu như năm nay. Được mùa, được giá người trồng dưa ai nấy đều có chung tâm trạng phấn khởi.

Người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt mức cho phép, gây ngộ độc...