Nông Dân Trúng Mùa Trái Sơ Ri

Nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đang thu hoạch rộ và trúng mùa trái sơ ri. Đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định.
Anh Tùng, xã Hòa Bình (Chợ Mới) cho biết: Anh trồng 1 công sơ ri hơn 300 gốc, mỗi năm thu hoạch 5 - 6 đợt, mỗi đợt 1 tấn trái, giá bán hiện tại 5.000 đồng/kg. Có lúc giá dao động lên 10.000 đồng/kg, mỗi năm thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng, trừ chi phí đạt lợi nhuận hơn 70%.
Sơ ri là loại cây dễ trồng, chịu được hạn, sinh trưởng rất tốt nơi vùng đất phù sa và ít tốn công chăm sóc. Sơ ri sau 6 tháng trồng và chăm sóc bắt đầu thu hoạch trái. Khoảng tháng 3 hàng năm, cây sơ ri bắt đầu cho trái. Sau mỗi đợt thu hoạch, tiếp tục bón phân và chăm sóc, thu hoạch đợt trái tiếp theo, kéo dài trong 10 tháng.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản lượng nhãn của Hưng Yên năm nay ước đạt khoảng 35.000 tấn, trị giá khoảng 300-400 tỉ đồng.

Thời gian gần đây, trên những trang quảng cáo của các báo và mạng Internet xuất hiện thông tin về một giống dừa tên gọi dừa xiêm dây siêu trái.

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

Chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các cấp, các ngành, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp địa phương giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững.