Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Vật liệu xử lý chất bẩn hồ nuôi tôm và nước lũ

Vật liệu xử lý chất bẩn hồ nuôi tôm và nước lũ
Tác giả: Hoàng Anh
Ngày đăng: 25/12/2019

Trên cơ sở hợp tác nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm và khảo sát thực địa, dự án do Trường ĐH Leuven (Bỉ) và Trường ĐH Quy Nhơn phối hợp nghiên cứu, đã đề xuất những giải pháp xử lý nước thải nuôi tôm và nước lũ tại Bình Định.

Ngày 4.9, Trường ĐH Quy Nhơn đã tổ chức hội thảo báo cáo kết quả bước đầu triển khai dự án. Đây là một trong hai hoạt động chính của Dự án “Tăng cường năng lực Trường ĐH Quy Nhơn trong việc giải quyết các vấn đề địa phương bằng cách xây dựng chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ”, triển khai trong 4 năm (2016 - 2019).

Mục tiêu của dự án là xây dựng một chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ hóa học tại Trường ĐH Quy Nhơn để nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp xử lý, giải quyết các vấn đề được đặt ra ở địa phương liên quan đến hóa học, đặc biệt xử lý nước ô nhiễm. “Việc xử lý nước thải đang là vấn đề lớn của cả nhân loại. Chúng tôi muốn thông qua hợp tác này, các nhà nghiên cứu của tỉnh giải quyết được ngay tại chỗ 2 vấn đề chính: dư lượng kháng sinh trong nước thải hồ nuôi tôm và sự thiếu hụt nguồn nước sạch trong mùa mưa lũ bằng những vật liệu sẵn có, rẻ tiền ngay tại địa phương”, GS.TS Nguyễn Minh Thọ, Trường ĐH Leuven, cho hay.

Kết quả, sau hơn 2 năm tại phòng thí nghiệm và khảo sát thực địa, nhóm triển khai dự án đã chế tạo ra các vật liệu xử lý chất bẩn hồ nuôi tôm và nước lũ. Trong đó, vật liệu xúc tác quang được điều chế từ quặng ilmenite Bình Định kết hợp các nguyên tố, hoặc các vật liệu có khả năng phân hủy các chất bẩn trong nước dưới tác dụng của ánh sáng. Vật liệu hấp thụ được chế tạo, biến tính từ các vật liệu như bã mía, hạt chùm ngây… để loại bỏ các chất bẩn ra khỏi môi trường nước.

Bà Nguyễn Thị Liên, Phó trưởng Phòng KHKT (Sở NN&PTNT) cho biết, lượng phân tôm, thức ăn thừa, nước thải từ các ao nuôi tôm bị dịch bệnh thải ra là một vấn đề lớn và hết sức nguy hại. Tại Bình Định, diện tích thả nuôi tôm khoảng 1.800 ha, đi đôi với đó là ô nhiễm chất thải nuôi tôm. Nghiên cứu thành công sẽ góp phần giúp ngành nuôi tôm phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Trúng đậm 7 vụ nuôi tôm Trúng đậm 7 vụ nuôi tôm

Hiện nay, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau có hơn 100 nông dân sản xuất giỏi các cấp.

22/12/2015
Ông Công làm giàu nhờ nuôi ba ba Ông Công làm giàu nhờ nuôi ba ba

Với nghị lực vượt khó, ham học hỏi tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình, Ông Nguyễn Văn Công, thôn Ngạc Thị, xã Phương Khoan (Sông Lô - Vĩnh Phúc) đã thành công trong mô hình nuôi ba ba, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

22/12/2015
Phát triển nuôi thủy sản bền vững ở Hải Chính Phát triển nuôi thủy sản bền vững ở Hải Chính

Với chiều dài bờ biển 3,2km, xã Hải Chính (Hải Hậu, Nam Định) có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Nghề NTTS phát triển giúp đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể; là một trong những động lực giúp Hải Chính bứt phá vươn lên trở thành xã NTM từ đầu năm 2014.

22/12/2015
Hiệu quả từ nuôi tôm nước tĩnh Hiệu quả từ nuôi tôm nước tĩnh

Thời gian qua, nông dân huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau thực hiện nhiều mô hình nuôi tôm có sự cải tiến về kỹ thuật như: nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến… Hiện nay, mô hình nuôi tôm nước tĩnh đang phát huy hiệu quả sản xuất, đem lại thu nhập khá cao cho nông dân trên địa bàn.

22/12/2015
Ngư dân Thuận Nam vươn khơi đánh bắt vụ cá Bấc Ngư dân Thuận Nam vươn khơi đánh bắt vụ cá Bấc

Kết thúc vụ cá Nam (từ tháng 4-2014 đến tháng 9-2015), ngư dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) khai thác được trên 45.000 tấn hải sản, tăng 9% so với cùng kỳ. Thắng lợi này tạo đà cho ngư dân “vững tay chèo” vươn khơi xa khai thác vụ cá Bấc.

22/12/2015