VASEP Yêu Cầu Kiểm Soát Chặt Các Chất Kháng Sinh Trong Tôm

Ngày 20/3, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Mặt khác, VASEP cũng đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu tôm tăng cường công tác tự kiểm soát các chất kháng sinh trong tôm, đặc biệt là 2 chất là Chloramphenicol và Oxytetracycline (hai loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn).
Theo thông tin cập nhật của một số doanh nghiệp hội viên VASEP, Nhật Bản đã bắt đầu kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracycline (OTC) với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam từ tuần đầu tháng Ba này. VASEP cũng đã kiểm tra thông tin từ đại diện các nhà nhập khẩu Nhật Bản và tại website của cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản (Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản).
Vì tầm quan trọng của xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, VASEP đã kiến nghị Tổng cục Thủy sản có chỉ đạo tới các địa phương tăng cường công tác kiểm soát hóa chất, kháng sinh đã bị cấm trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là Oxytetracycline.
VASEP cũng đề nghị rà soát và tăng cường công tác kiểm soát vật tư đầu vào theo chương trình của Tổng cục để tránh bị ảnh hưởng lây nhiễm thứ cấp từ các nguồn vật tư với các kháng sinh bị cấm, đặc biệt là Chloramphenicol và Oxytetracyline; tuyên truyền đến doanh nghiệp và người dân nuôi tôm về tăng cường kiểm soát hiệu quả 2 chất kháng sinh trên.
VASEP cũng đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp hội viên có chế biến tôm sang Nhật Bản cập nhật tình hình và thực hiện ngay việc tăng cường công tác kiểm soát, kiểm nghiệm chỉ tiêu OTC với từng lô tôm trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản; đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc kiểm soát hiệu quả các kháng sinh cấm.
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội, sau 4 ngày (từ 4/9) tập trung dập ổ dịch sâu róm hại thông trên 27,5ha rừng tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh (huyện Sóc Sơn) bằng thuốc trừ sâu sinh học Kuraba WP, tỷ lệ sâu róm bị diệt trừ đạt 95%. Tỷ lệ này đạt hiệu quả cao so với sử dụng thuốc truyền thống.

Tháng 6-2011, Tổ sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (Bến Tre) được công nhận đạt bộ tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP), với diện tích hơn 22ha, có 36 hộ tham gia. Đây là tổ sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP đầu tiên của huyện được công nhận. Thế nhưng mô hình rất khó nhân rộng, bởi chi phí quá cao và còn nhiều chuyện phải bàn.

Theo quyết định được Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào cuối tuần trước, vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng được 1 số tiêu chuẩn về vệ sinh-an toàn thực phẩm.

Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, bắt đầu xuất hiện ở Sóc Trăng từ năm 2007, nhưng đến năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, nhiều nhất ở các huyện Kế Sách, Long Phú…

Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.