VASEP Yêu Cầu Kiểm Soát Chặt Các Chất Kháng Sinh Trong Tôm

Ngày 20/3, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Mặt khác, VASEP cũng đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu tôm tăng cường công tác tự kiểm soát các chất kháng sinh trong tôm, đặc biệt là 2 chất là Chloramphenicol và Oxytetracycline (hai loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn).
Theo thông tin cập nhật của một số doanh nghiệp hội viên VASEP, Nhật Bản đã bắt đầu kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracycline (OTC) với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam từ tuần đầu tháng Ba này. VASEP cũng đã kiểm tra thông tin từ đại diện các nhà nhập khẩu Nhật Bản và tại website của cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản (Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản).
Vì tầm quan trọng của xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, VASEP đã kiến nghị Tổng cục Thủy sản có chỉ đạo tới các địa phương tăng cường công tác kiểm soát hóa chất, kháng sinh đã bị cấm trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là Oxytetracycline.
VASEP cũng đề nghị rà soát và tăng cường công tác kiểm soát vật tư đầu vào theo chương trình của Tổng cục để tránh bị ảnh hưởng lây nhiễm thứ cấp từ các nguồn vật tư với các kháng sinh bị cấm, đặc biệt là Chloramphenicol và Oxytetracyline; tuyên truyền đến doanh nghiệp và người dân nuôi tôm về tăng cường kiểm soát hiệu quả 2 chất kháng sinh trên.
VASEP cũng đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp hội viên có chế biến tôm sang Nhật Bản cập nhật tình hình và thực hiện ngay việc tăng cường công tác kiểm soát, kiểm nghiệm chỉ tiêu OTC với từng lô tôm trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản; đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc kiểm soát hiệu quả các kháng sinh cấm.
Có thể bạn quan tâm
Vụ tiêu năm 2014 - 2015, các gia đình trồng tiêu ở huyện Phú Giáo (Bình Dương) rất phấn khởi vì giá tiêu tăng cao so với mọi năm, bình quân từ 170.000 - 200.000 đồng/kg. Nhiều gia đình nông dân đang muốn tăng diện tích cây tiêu nhưng Hội Nông dân huyện Phú Giáo đã cảnh báo không nên ồ ạt tăng diện tích cây tiêu, vì sẽ phá vỡ quy hoạch cây trồng của huyện và làm mất giá tiêu trong những vụ mùa tiếp theo.
Nếu như thời điểm trước Tết Nguyên đán giá sen khoảng 50 - 60 ngàn đồng/kg thì hiện nay giá sen lao dốc mạnh, chỉ còn 10 - 11 ngàn đồng/kg. Sen rớt giá trong khi năng suất mùa này khá thấp lại thêm ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nên rất nhiều nông dân rất lo ngại.

Nắng hạn được dự báo sẽ diễn biến phức tạp trong quá trình sản xuất lúa vụ hè thu. Hàng ngàn ha lúa sẽ được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác nhằm ứng phó hạn hán nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ngày 26/5, tại Thái Bình, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất đông xuân 2014 - 2015, triển khai kế hoạch hè thu, vụ mùa và định hướng vụ đông 2015 các tỉnh phía Bắc.