Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vàng Ròng Của Người Dân Tam Hưng

Vàng Ròng Của Người Dân Tam Hưng
Ngày đăng: 12/06/2014

Giống nếp cái hoa vàng đứng chân trên đồng đất Tam Hưng (Thanh Oai, Hà Nội) từ năm 2012, với diện tích 50 ha. Năm 2013, Hợp tác xã nông nghiệp Tam Hưng quyết định nâng diện tích trồng nếp cái hoa vàng lên hơn 100 ha, chủ yếu tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng.

Được sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp huyện, áp dụng kỹ thuật mới vào gieo trồng như: gieo mạ thưa 10kg/sào để cấy cho 2,5 đến ba mẫu lúa, tiến hành cấy mạ non dưới bốn lá, nhổ mạ không đập, cấy nông tay, mật độ cấy 16 khóm/m 2 (một dảnh/khóm), làm rãnh thoát nước quanh ruộng và chia luống rộng 2m, đồng thời chủ động nguồn nước tưới tiêu hợp lý trong suốt quá trình từ cấy lúa cho đến khi thu hoạch.

Nhờ vậy, vụ mùa năm 2013, năng suất lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn thôn Song Khê đạt 1,8 đến hai tạ/sào, cho lãi từ hai đến 2,7 triệu đồng.

Nếu làm phép tính kinh tế, người dân thôn Song Khê đều khẳng định so với giống lúa Bắc thơm trước đây, giống nếp cái hoa vàng cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện tại, nếp cái hoa vàng tại thôn được Hợp tác xã Tam Hưng cũng như nhiều tiểu thương ở Hà Nội thu mua với giá 20 nghìn đồng/kg thóc, 30 nghìn đồng/kg gạo.

Chưa kể rượu được nấu từ nếp cái hoa vàng cũng được bán với giá 80 nghìn đồng/lít. Bên cạnh đó, bà con còn có thể tận dụng phụ phẩm rơm nếp bán với giá hơn một triệu đồng/sào. Với người dân Tam Hưng, nếp cái hoa vàng đã và đang trở thành "vàng ròng" làm "thay da đổi thịt" bộ mặt nông thôn hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Tạo dựng thương hiệu thủy sản Việt Tạo dựng thương hiệu thủy sản Việt

Mặc dù sản phẩm thủy sản Việt Nam được thị trường các nước đón nhận, đánh giá cao. Song theo giới chuyên môn, ngành thủy sản cần đổi mới phương thức đánh bắt và nuôi trồng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng. Đặc biệt, những quy chuẩn mà thị trường các nước đưa ra…

19/08/2015
Mô hình vỗ béo bò thịt ở xã Nhơn Hội cho lợi nhuận cao Mô hình vỗ béo bò thịt ở xã Nhơn Hội cho lợi nhuận cao

Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa tổng kết mô hình “Vỗ béo bò thịt” năm 2015 tại xã Nhơn Hội. Có 5 hộ tham gia mô hình, mỗi hộ nuôi vỗ béo 1 con bò. Các hộ được tập huấn kỹ thuật vỗ béo bò được Nhà nước hỗ trợ 100% giống cỏ Mulato - tương ứng hỗ trợ 300kg cỏ giống/hộ và 30% vật tư gồm thức ăn tinh, thuốc thú y...

19/08/2015
Xử lý vấn nạn ô nhiễm từ chăn nuôi heo bằng hầm biogas hiệu quả nhưng chưa được nhân rộng Xử lý vấn nạn ô nhiễm từ chăn nuôi heo bằng hầm biogas hiệu quả nhưng chưa được nhân rộng

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo tại BR-VT phát triển mạnh, kéo theo vấn nạn ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này, các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn đang từng bước ứng dụng hầm biogas tại trang trại và đã mang lại hiệu quả, nhưng mô hình này chưa được nhân rộng.

19/08/2015
Nhập khẩu thực phẩm ồ ạt người chăn nuôi thêm khó khăn Nhập khẩu thực phẩm ồ ạt người chăn nuôi thêm khó khăn

Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động nhập khẩu sản phẩm động vật đang tồn tại nhiều bất cập, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, nông sản trong nước đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, nội tại ngành chăn nuôi vẫn đang có rất nhiều yếu kém...

19/08/2015
Xây dựng chuỗi thịt heo an toàn Xây dựng chuỗi thịt heo an toàn

Ngày 15-8, tại TPHCM, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), Công ty TNHH De Heus và Công ty Fresh Studio Innovations Asia (DHFS - Safe Pork) ký biên bản hợp tác thiết lập chuỗi giá trị thịt heo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.

19/08/2015