Vàng Ròng Của Người Dân Tam Hưng

Giống nếp cái hoa vàng đứng chân trên đồng đất Tam Hưng (Thanh Oai, Hà Nội) từ năm 2012, với diện tích 50 ha. Năm 2013, Hợp tác xã nông nghiệp Tam Hưng quyết định nâng diện tích trồng nếp cái hoa vàng lên hơn 100 ha, chủ yếu tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng.
Được sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp huyện, áp dụng kỹ thuật mới vào gieo trồng như: gieo mạ thưa 10kg/sào để cấy cho 2,5 đến ba mẫu lúa, tiến hành cấy mạ non dưới bốn lá, nhổ mạ không đập, cấy nông tay, mật độ cấy 16 khóm/m 2 (một dảnh/khóm), làm rãnh thoát nước quanh ruộng và chia luống rộng 2m, đồng thời chủ động nguồn nước tưới tiêu hợp lý trong suốt quá trình từ cấy lúa cho đến khi thu hoạch.
Nhờ vậy, vụ mùa năm 2013, năng suất lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn thôn Song Khê đạt 1,8 đến hai tạ/sào, cho lãi từ hai đến 2,7 triệu đồng.
Nếu làm phép tính kinh tế, người dân thôn Song Khê đều khẳng định so với giống lúa Bắc thơm trước đây, giống nếp cái hoa vàng cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện tại, nếp cái hoa vàng tại thôn được Hợp tác xã Tam Hưng cũng như nhiều tiểu thương ở Hà Nội thu mua với giá 20 nghìn đồng/kg thóc, 30 nghìn đồng/kg gạo.
Chưa kể rượu được nấu từ nếp cái hoa vàng cũng được bán với giá 80 nghìn đồng/lít. Bên cạnh đó, bà con còn có thể tận dụng phụ phẩm rơm nếp bán với giá hơn một triệu đồng/sào. Với người dân Tam Hưng, nếp cái hoa vàng đã và đang trở thành "vàng ròng" làm "thay da đổi thịt" bộ mặt nông thôn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Theo lý giải của những người am hiểu thị trường thit heo, hiện tượng Trung Quốc tăng nhập khẩu heo nhiều mỡ đơn thuần là lý do kinh tế.

Sau đợt dịch cúm gia cầm ở huyện Bến Cầu và Thị xã trong tháng 2 và tháng 3.2013 (khiến khoảng 5.000 con gà, vịt bị chết hoặc bị tiêu huỷ), đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn khá ảm đạm.

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.

Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.