Vàng Ròng Của Người Dân Tam Hưng

Giống nếp cái hoa vàng đứng chân trên đồng đất Tam Hưng (Thanh Oai, Hà Nội) từ năm 2012, với diện tích 50 ha. Năm 2013, Hợp tác xã nông nghiệp Tam Hưng quyết định nâng diện tích trồng nếp cái hoa vàng lên hơn 100 ha, chủ yếu tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng.
Được sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp huyện, áp dụng kỹ thuật mới vào gieo trồng như: gieo mạ thưa 10kg/sào để cấy cho 2,5 đến ba mẫu lúa, tiến hành cấy mạ non dưới bốn lá, nhổ mạ không đập, cấy nông tay, mật độ cấy 16 khóm/m 2 (một dảnh/khóm), làm rãnh thoát nước quanh ruộng và chia luống rộng 2m, đồng thời chủ động nguồn nước tưới tiêu hợp lý trong suốt quá trình từ cấy lúa cho đến khi thu hoạch.
Nhờ vậy, vụ mùa năm 2013, năng suất lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn thôn Song Khê đạt 1,8 đến hai tạ/sào, cho lãi từ hai đến 2,7 triệu đồng.
Nếu làm phép tính kinh tế, người dân thôn Song Khê đều khẳng định so với giống lúa Bắc thơm trước đây, giống nếp cái hoa vàng cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện tại, nếp cái hoa vàng tại thôn được Hợp tác xã Tam Hưng cũng như nhiều tiểu thương ở Hà Nội thu mua với giá 20 nghìn đồng/kg thóc, 30 nghìn đồng/kg gạo.
Chưa kể rượu được nấu từ nếp cái hoa vàng cũng được bán với giá 80 nghìn đồng/lít. Bên cạnh đó, bà con còn có thể tận dụng phụ phẩm rơm nếp bán với giá hơn một triệu đồng/sào. Với người dân Tam Hưng, nếp cái hoa vàng đã và đang trở thành "vàng ròng" làm "thay da đổi thịt" bộ mặt nông thôn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Hiện, việc thị trường thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp này chiếm phần lớn thị phần và có khả năng điều khiển thị trường, có thể gây tổng thiệt hại xã hội hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm theo tính toán.

Hàng loạt thông tin về sản phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khiến người tiêu dùng luôn lo lắng, muốn tìm kiếm sản phẩm sạch. Nhưng nghịch lý trên thị trường là sản phẩm VietGAP (sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) sản lượng ít, nhu cầu cao, nhưng lại khó tiêu thụ...

Chợ trâu Cán Cấu (Si Ma Cai - Lào Cai) từ lâu đã là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. Có người còn gọi vui đây là “sàn giao dịch” trâu, bởi mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần (Hà Giang) tụ hội về đây. Đến thăm phiên chợ độc đáo này, chúng tôi “mắt thấy, tai nghe” nhiều mẩu chuyện vui.

Năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh… là những hạn chế của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Nếu không khắc phục những tồn tại này, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Trong đó, dự kiến, thuế suất nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu bằng 0%.

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.