Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU

Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU
Ngày đăng: 29/06/2012

Các loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, mướp đắng, mùi tàu vẫn tạm ngừng cấp phép xuất khẩu sang EU để kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), vẫn chưa có thời hạn cụ thể để xuất khẩu 5 loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, khổ qua (mướp đắng), mùi tàu (ngò gai) vào thị trường châu Âu (EU). Lý do thời gian qua các công ty xuất khẩu lấy rau từ nguồn gốc không rõ ràng, rất khó truy xuất nguồn gốc, rất dễ bị nhiễm dịch hại hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Mướp đắng (khổ qua) là 1 trong 5 loại rau quả Việt Nam đang bị tạm dừng nhập khẩu vào EU

Để giải quyết tận gốc, hiện Cục Bảo vệ thực vật đang tổ chức lại quy trình sản xuất và đánh giá các loại rau quả vào thị trường EU tương tự với các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo đó, rau phải được trồng tại các vùng có mã số theo quy trình bắt buộc để kiểm soát dịch hại và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.

Trước đó, từ 17/5, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã cho biết: Cục đã có văn bản thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu về việc, tạm dừng làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu 5 mặt hàng rau quả của Việt Nam. Trong đó bao gồm: Rau húng, cần tây, ớt ngọt, mướp đắng, mùi tàu sang thị trường EU từ nay đến ngày 1/2/2013.

‘Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta tạm ngừng cấp phép xuất khẩu các loại rau này sang EU. Đây là một trong những việc làm cần thiết để chúng ta kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch, giữ vững thị trường EU’ - ông Hồng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Cục đã gửi văn bản thông báo tới Cơ quan kiểm dịch thực vật Ấn Độ về việc Việt Nam có thể sẽ dừng nhập khẩu ngô và khô dầu đậu tương của nước này. Nếu các lô hàng có nguồn gốc từ Ấn Độ tiếp tục bị nhiễm mọt TG, một loại đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc nhóm 1, rất nguy hiểm theo quy định của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Nghệ An áp dụng VietGAP vào nuôi tôm Nghệ An áp dụng VietGAP vào nuôi tôm

Nuôi tôm nước lợ mang tính tự phát trong khi hàng loạt các vấn đề phục vụ sản xuất chưa đáp ứng kịp, cùng với đó là thời tiết diễn biến khó lường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng nuôi tôm. Chính vì vậy, việc áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học VietGAP được xem là giải pháp đảm bảo cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững.

09/04/2015
Nuôi Cá Chình Trên Biển Ở Bình Thuận Nuôi Cá Chình Trên Biển Ở Bình Thuận

Ở Phú Quý (Bình Thuận), trước đây cá chình chẳng có giá trị nhiều về mặt kinh tế. Thỉnh thoảng ngư dân bắt làm mồi lai rai. Gần đây, cá trở nên có giá nhờ vào xuất khẩu. Một số hộ dân đã “phất” lên nhờ nuôi chình.

19/05/2012
Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Lồng Bè Lãi Cao Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Lồng Bè Lãi Cao

Nuôi cá lăng đuôi đỏ bằng bè lồng của gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk đang là một trong những mô hình được mọi người quan tâm học hỏi, bởi giá trị kinh tế cao, thu nhập hàng năm lên tới cả tỷ đồng.

14/06/2012
Nghề Khai Thác Thủy Sản - Cạn Nguồn Lao Động Ở Hải Phòng Nghề Khai Thác Thủy Sản - Cạn Nguồn Lao Động Ở Hải Phòng

Ngoài khó khăn do chi phí tăng cao, phải cho tàu nằm bờ, hiện các tập đoàn đánh cá lớn ở Hải Phòng còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lao động nghề cá, đặc biệt là lao động có khả năng làm việc trên các tàu vươn khơi xa, khai thác tại vùng đánh cá chung trên vịnh Bắc bộ.

20/05/2012
Sử Dụng Chitosan Chăm Sóc Thanh Long Sử Dụng Chitosan Chăm Sóc Thanh Long

Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Bình Thuận (ACP) vừa phối hợp với Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất (CPTM&SX) Thái Việt Mỹ, hội thảo về ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long. Đây là chuyên đề thuộc hợp phần A dự án ACP Bình Thuận, về tăng cường công nghệ nông nghiệp.

20/05/2012