Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU

Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU
Ngày đăng: 29/06/2012

Các loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, mướp đắng, mùi tàu vẫn tạm ngừng cấp phép xuất khẩu sang EU để kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), vẫn chưa có thời hạn cụ thể để xuất khẩu 5 loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, khổ qua (mướp đắng), mùi tàu (ngò gai) vào thị trường châu Âu (EU). Lý do thời gian qua các công ty xuất khẩu lấy rau từ nguồn gốc không rõ ràng, rất khó truy xuất nguồn gốc, rất dễ bị nhiễm dịch hại hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Mướp đắng (khổ qua) là 1 trong 5 loại rau quả Việt Nam đang bị tạm dừng nhập khẩu vào EU

Để giải quyết tận gốc, hiện Cục Bảo vệ thực vật đang tổ chức lại quy trình sản xuất và đánh giá các loại rau quả vào thị trường EU tương tự với các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo đó, rau phải được trồng tại các vùng có mã số theo quy trình bắt buộc để kiểm soát dịch hại và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.

Trước đó, từ 17/5, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã cho biết: Cục đã có văn bản thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu về việc, tạm dừng làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu 5 mặt hàng rau quả của Việt Nam. Trong đó bao gồm: Rau húng, cần tây, ớt ngọt, mướp đắng, mùi tàu sang thị trường EU từ nay đến ngày 1/2/2013.

‘Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta tạm ngừng cấp phép xuất khẩu các loại rau này sang EU. Đây là một trong những việc làm cần thiết để chúng ta kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch, giữ vững thị trường EU’ - ông Hồng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Cục đã gửi văn bản thông báo tới Cơ quan kiểm dịch thực vật Ấn Độ về việc Việt Nam có thể sẽ dừng nhập khẩu ngô và khô dầu đậu tương của nước này. Nếu các lô hàng có nguồn gốc từ Ấn Độ tiếp tục bị nhiễm mọt TG, một loại đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc nhóm 1, rất nguy hiểm theo quy định của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Mong Được Hỗ Trợ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuối Mong Được Hỗ Trợ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuối

Hôm qua ông Huỳnh Văn Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.

09/08/2013
“Treo Miệng” Cá Tra “Treo Miệng” Cá Tra

Chuyện người nuôi cá tra “treo ao” đã cũ, giờ người nuôi bắt đầu phải “treo miệng” cá tra - ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá tra Thới An (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) than thở về tình cảnh người nuôi cá tra hiện nay.

10/08/2013
Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Nam Định liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14 - 15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.

10/08/2013
Cán Bộ Thú Y Cơ Sở Giữ Cơ Nghiệp Cho Nhà Nông Cán Bộ Thú Y Cơ Sở Giữ Cơ Nghiệp Cho Nhà Nông

Đối với nhiều nông dân ở Bắc Giang, hình ảnh những cán bộ thú y cơ sở ngày ngày đi khắp các thôn, xóm chăm sóc, điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm đã trở nên quen thuộc. Công việc tuy vất vả nhưng với lòng yêu nghề, họ đã góp phần không nhỏ bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi.

10/08/2013
Xây Dựng Mô Hình Trồng Mây Nếp, Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Đất Ở Cam Thủy Xây Dựng Mô Hình Trồng Mây Nếp, Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Đất Ở Cam Thủy

Xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) là địa phương thuộc vùng trung du có diện tích tự nhiên 2.069 ha. Hiện nay, đất đai được người dân sử dụng trồng rừng kinh tế và trồng cây cao su rất lớn, với diện tích 1.073 ha (trong đó diện tích rừng trồng là 650 ha, diện tích trồng cây cao su là 423 ha), chiếm 51,86% diện tích tự nhiên của địa phương.

10/08/2013