Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU

Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU
Ngày đăng: 29/06/2012

Các loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, mướp đắng, mùi tàu vẫn tạm ngừng cấp phép xuất khẩu sang EU để kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), vẫn chưa có thời hạn cụ thể để xuất khẩu 5 loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, khổ qua (mướp đắng), mùi tàu (ngò gai) vào thị trường châu Âu (EU). Lý do thời gian qua các công ty xuất khẩu lấy rau từ nguồn gốc không rõ ràng, rất khó truy xuất nguồn gốc, rất dễ bị nhiễm dịch hại hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Mướp đắng (khổ qua) là 1 trong 5 loại rau quả Việt Nam đang bị tạm dừng nhập khẩu vào EU

Để giải quyết tận gốc, hiện Cục Bảo vệ thực vật đang tổ chức lại quy trình sản xuất và đánh giá các loại rau quả vào thị trường EU tương tự với các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo đó, rau phải được trồng tại các vùng có mã số theo quy trình bắt buộc để kiểm soát dịch hại và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.

Trước đó, từ 17/5, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã cho biết: Cục đã có văn bản thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu về việc, tạm dừng làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu 5 mặt hàng rau quả của Việt Nam. Trong đó bao gồm: Rau húng, cần tây, ớt ngọt, mướp đắng, mùi tàu sang thị trường EU từ nay đến ngày 1/2/2013.

‘Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta tạm ngừng cấp phép xuất khẩu các loại rau này sang EU. Đây là một trong những việc làm cần thiết để chúng ta kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch, giữ vững thị trường EU’ - ông Hồng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Cục đã gửi văn bản thông báo tới Cơ quan kiểm dịch thực vật Ấn Độ về việc Việt Nam có thể sẽ dừng nhập khẩu ngô và khô dầu đậu tương của nước này. Nếu các lô hàng có nguồn gốc từ Ấn Độ tiếp tục bị nhiễm mọt TG, một loại đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc nhóm 1, rất nguy hiểm theo quy định của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Nâng Chất Lượng Giống Cá Nước Ngọt Nâng Chất Lượng Giống Cá Nước Ngọt

Không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi cá nước ngọt ngày một phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Quảng Nam còn cung ứng cho thị trường trong nước, đặc biệt là xuất khẩu.

18/09/2013
Cá Rô Đồng 100.000 Đồng/kg Cá Rô Đồng 100.000 Đồng/kg

Tại chợ Chắc Cà Đao (thị trấn An Châu, Châu Thành - An Giang) các tiểu thương bán cá rô đồng dính lưới 3 phân (cỡ khoảng 2 ngón tay/con), với giá 100.000 đồng/kg. Đây là loại cá rô được dân nghèo giăng lưới đánh bắt trong mùa nước nổi.

18/09/2013
Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà: Hứa Hẹn Hướng Phát Triển Mới Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà: Hứa Hẹn Hướng Phát Triển Mới

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.

18/09/2013
Triển Vọng Mới Từ Mô Hình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Toàn Đực Triển Vọng Mới Từ Mô Hình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Toàn Đực

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Lấp Vò (Đồng Tháp) lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp do thời tiết diễn biến bất thường, nguồn tôm giống bị thoái hóa.

19/09/2013
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Giỏi Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Giỏi

Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.

19/09/2013