Vân Canh tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình vỗ béo bò
Từ nguồn vốn 30a do Sở LĐ-TB&XH hỗ trợ,Trạm Khuyến nông huyện triển khai thực hiện mô hình từ trung tuần tháng 5 đến trung tuần tháng 9.2015, tại 5 hộ nghèo ở xã Canh Hiển với quy mô mỗi hộ 2 con.
Mỗi hộ được hỗ trợ 50% tiền mua bò và 100% tiền mua thức ăn tinh.
Các chủ hộ tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng bò. Sau 3 tháng vỗ béo, mỗi con bò tăng trọng lượng bình quân 93 kg (cân hơi, tương đương 1.041 gam/ngày, vượt 341gam/ ngày so kế hoạch), sau khi trừ chi phí, lợi nhuận bình quân trên 2,5 triệu đồng/con.
Mô hình này đã giúp cho người chăn nuôi nói chung và hộ nghèo ở xã Canh Hiển nói riêng hiểu rõ lợi ích của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về vỗ béo bò trong giai đoạn bò cần tăng trưởng, đặc biệt là công tác vệ sinh định kỳ, tiêm phòng trước giai đoạn vỗ béo.
Xây dựng khẩu phần thức ăn tối ưu đảm bảo thu được lượng thịt tối đa trong quá trình vỗ béo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người chăn nuôi; từ đó vận động nhân dân trong xã thực hiện vỗ béo bò, đặc biệt là hộ nghèo, giúp họ mở hướng làm ăn mới thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ chăn nuôi bò sữa mà gia đình chú Nguyễn Văn Niêu (75 tuổi, ở ấp Bến Giảng, xã Phú An, huyện Bến Cát - Bình Dương) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững…

Với ý chí tự lực làm giàu bằng mô hình nuôi ếch sinh sản và ếch thịt trong bể xi măng, thanh niên Bùi Sơn Nam, ở ấp Trường Hiệp, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang hiện là dân quân cơ động, nhưng có thu nhập khoảng 200 triệu đồng ngay năm đầu thực hiện mô hình.

Năm nay, phần lớn lượng nghêu (ngao) thu hoạch ở vùng ben biển tỉnh Tiền Giang chỉ được tiêu thụ nội địa nên giá nghêu thương phẩm đã giảm mạnh xuống còn 27.000 - 28.000 đồng/kg so với mức 35.000 đồng vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, người nuôi nghêu vẫn có lãi, bởi nghêu nuôi không bị chết bất thường như hai năm trước, và với mức giá hiện nay, lợi nhuận từ nghề nuôi nghêu vẫn rất cao.

Tận dụng vùng cát trắng trong vườn nhà để đắp ao trải bạt nuôi cá lóc, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Triều (Thăng Bình, Quảng Nam) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Nhiều hộ dân ở Kiên Giang đang nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn với giống gà nòi chân vàng mang lại hiệu quả cao. Gà nuôi tăng trọng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, gà thương phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh do thịt săn chắc và thơm ngon.