Vai Trò Của Khu Vực Nuôi Trong Chuỗi Giá Trị Ngành Cá Tra

Theo Tổng cục thủy sản và chi cục thủy sản các tỉnh ĐBSCL, năm 2014 lũy kế diện tích thả nuôi cá tra mới là 3.472ha, diện tích thu hoạch là 3.692ha.
Ngày 29/12, tại Đồng Tháp, VCCI Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “Vai trò của khu vực nuôi trong chuỗi giá trị ngành cá tra”. Hội thảo nhằm định hướng một số giải pháp nuôi trồng thủy sản, hướng tới phát triển bền vững ngành hàng cá tra.
Theo Tổng cục thủy sản và chi cục thủy sản các tỉnh ĐBSCL, năm 2014 lũy kế diện tích thả nuôi cá tra mới là 3.472ha, diện tích thu hoạch là 3.692ha (giảm 11,42% so với năm 2013). Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.604,754 triệu USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù hiện nay, cá tra vẫn là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được xuất khẩu sang 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng ngành vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn.
Cụ thể, chất lượng giống cá tra chưa cao; tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh do nguồn nước nuôi trồng chưa được quy hoạch một cách khoa học và đúng nguyên tắc; hiệu quả sản xuất thấp, lợi nhuận giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa tương xứng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng các rào cản thương mại; nguồn vốn, vấn đề liên kết trong sản xuất còn thiếu chặt chẽ khiến cho việc xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đưa ra các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng cá tra như: xây dựng thương hiệu cho con cá tra; qui hoạch vùng nuôi cá tra; thực hiện và hỗ trợ các nghiên cứu; tăng cường mối liên kết trong chuỗi giá trị từ sản phẩm cá tra…Hội thảo còn tập trung thảo luận các nội dung về vai trò của khu vực nuôi trong phát triển bền vững ngành cá tra, các mối liên kết trong chuỗi ngành, những khó khăn và đề xuất liên quan thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP.
Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa hàng hóa các loại, đóng góp cho xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn gạo (năm 2012), tuy nhiên, sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm 5,1% con số trên.

Đất không nghèo, nhưng suốt cả một thời gian dài, người dân Khánh Sơn (Khánh Hoà) hằng đau đáu trước câu hỏi lấy cây trồng nào làm chủ lực? Rồi cây sầu riêng có mặt, mở ra một hướng đi mới cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương. Song, việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn hiện vẫn rất gian truân.

Hàng năm, vào những ngày này nông dân trồng cây ăn trái lại dồn sức chăm sóc, bón phân, xử lý vườn cây ăn trái để cung cấp những trái cây chất lượng tốt nhất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Công ty cổ phần phát triển công nghệ sinh học Dona - Techno (TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng thành công mô hình sản xuất trái sầu riêng sạch để đưa vào thị trường Mỹ - thị trường rất khó tính với nông sản nhập khẩu. Dona - Techno cũng là đơn vị đầu tiên trong tỉnh mạnh dạn đầu tư thiết kế vùng nguyên liệu sầu riêng lên đến 6 ngàn hécta tại 4 tỉnh: Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Gắn bó với Dona - Techno từ những ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc công ty, cho biết với áp lực hội nhập ngày một sâu rộng, không thể làm nông nghiệp theo kiểu tư duy “mạnh ai nấy làm”.

Tại các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đã phát triển được hơn 20 hécta dừa xiêm lùn. Loại cây này mang lại sức sống mới cho vùng đất nhiễm mặn ven kênh rạch, vốn không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.