Vài thiều rớt giá thê thảm do thương lái Trung Quốc ngừng mua
Ông Giáp Văn Huy (xã Hồng Giang, Lục Ngạn) cho biết, gia đình ông còn hơn 1 tấn quả đang đến kỳ thu hoạch tại vườn mà không có thương lái thu mua. Khoảng 4 ngày trở lại đây, thương lái Trung Quốc bất ngờ ngừng mua vải về nên giá vải thiều rớt thê thảm.
Hiện nay vải thiều loại 1 chỉ bán được khoảng 12.000-14.000 đồng/kg, vải loại 2 giá khoảng 3.000-6.000 đồng/kg. Giá bán này giảm một nửa, thậm chí một số loại chỉ còn 1/3 so với mức giá bán chính vụ với vải loại một bán ở mức 25.000-35.000 đồng/kg, loại hai khoảng 15.000-16.000 đồng/kg.
Một hộ hộ nông dân trồng vải khác cũng than thở, buôn bán ế ẩm, lại đang trong thời tiết nắng nóng vải chín rụng đầy vườn, gây nhiều thiệt hại cho người trồng.
Lý giải về tình trạng này, ông Lê Bá Thành, Phó chủ tịch huyện Lục Ngạn cho biết, thương lái Trung Quốc đã rút về nước sớm hơn dự kiến.
Hiện nay, vùng trồng vải ở Quảng Đông (Trung Quốc) vải đang vào chính vụ. Bên cạnh đó, các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông (Trung Quốc) cũng đang rơi vào cao điểm nắng nóng khiến nhu cầu tiêu thụ vải giảm đáng kể nên thương lái rút về nước để ưu tiên giải quyết thị trường nội địa.
Ông Thành cũng cho biết thêm, hiện toàn huyện Lục Ngạn đã thu hoạch được 85% lượng vải thiều. Do vải vào cuối vụ nên chủ trương của huyện là chỉ ưu tiên tiêu thụ ở thị trường nội địa và các tỉnh vùng biên bởi loại vải này rất khó bảo quản khi vận chuyển xa.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay toàn tỉnh Nghệ An có hơn 1.350 ha nuôi tôm vụ 1. Là năm điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài, niền nhiệt tăng cao dẫn đến tôm nuôi bị nhiễm bệnh, năng suất đạt thấp hơn năm trước. Tính đến cuối tháng 7, sản lượng mới đạt 1.250 tấn (năm ngoái 1680 tấn). Những ngày này bà con nuôi tôm vùng TX Hoàng Mai đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung thu hoạch tôm vụ 1, chuẩn bị thả tôm vụ 2:
Vịt là một trong 5 ngành hàng được ưu tiên lựa chọn phát triển trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Song đến thời điểm hiện nay, ngành hàng này vẫn chưa có những bước phát triển xứng tầm với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển các mô hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như bị dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao nhưng thị trường tiêu thụ không ổn định…

Nông dân Phạm Văn Hải, Ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phấn khởi nói: Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven khu vực biển như ở Cầu Ngang. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn (ven biển).

Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất chăn nuôi nay sẽ có thêm cơ hội thành công nhờ nguồn vốn cho vay xây dựng chuồng trại từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank).