Vài thiều rớt giá thê thảm do thương lái Trung Quốc ngừng mua
Ông Giáp Văn Huy (xã Hồng Giang, Lục Ngạn) cho biết, gia đình ông còn hơn 1 tấn quả đang đến kỳ thu hoạch tại vườn mà không có thương lái thu mua. Khoảng 4 ngày trở lại đây, thương lái Trung Quốc bất ngờ ngừng mua vải về nên giá vải thiều rớt thê thảm.
Hiện nay vải thiều loại 1 chỉ bán được khoảng 12.000-14.000 đồng/kg, vải loại 2 giá khoảng 3.000-6.000 đồng/kg. Giá bán này giảm một nửa, thậm chí một số loại chỉ còn 1/3 so với mức giá bán chính vụ với vải loại một bán ở mức 25.000-35.000 đồng/kg, loại hai khoảng 15.000-16.000 đồng/kg.
Một hộ hộ nông dân trồng vải khác cũng than thở, buôn bán ế ẩm, lại đang trong thời tiết nắng nóng vải chín rụng đầy vườn, gây nhiều thiệt hại cho người trồng.
Lý giải về tình trạng này, ông Lê Bá Thành, Phó chủ tịch huyện Lục Ngạn cho biết, thương lái Trung Quốc đã rút về nước sớm hơn dự kiến.
Hiện nay, vùng trồng vải ở Quảng Đông (Trung Quốc) vải đang vào chính vụ. Bên cạnh đó, các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông (Trung Quốc) cũng đang rơi vào cao điểm nắng nóng khiến nhu cầu tiêu thụ vải giảm đáng kể nên thương lái rút về nước để ưu tiên giải quyết thị trường nội địa.
Ông Thành cũng cho biết thêm, hiện toàn huyện Lục Ngạn đã thu hoạch được 85% lượng vải thiều. Do vải vào cuối vụ nên chủ trương của huyện là chỉ ưu tiên tiêu thụ ở thị trường nội địa và các tỉnh vùng biên bởi loại vải này rất khó bảo quản khi vận chuyển xa.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26/5, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức đối thoại về thủ tục kiểm dịch thực vật với hơn 30 DN nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

Cơ sở nuôi vịt trời của anh Phùng Văn Khanh, khu Vành Kiệu, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) vừa thực hiện thành công việc ấp nhân tạo giống vịt trời.

Ngày 24/5, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, sau thời gian rớt giá mạnh, khoảng gần 1 tháng trở lại đây, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn Phú Yên đã tăng trở lại.

Cùng với sự phát triển hơn 15 năm qua, người dân nuôi tôm Cà Mau đã thật sự nhận thấy nuôi tôm công nghiệp mang lại nguồn thu nhập "khủng". Bởi thực tế trước đây chỉ cần 3 tháng nuôi thuận lợi là có thể thu về từ 100 - 300 triệu đồng/ao khoảng 2.000 - 4.000 m2, những hộ có số lượng ao nhiều có thể thu về trên 1 tỷ đồng.

Trước khi giới thiệu chúng tôi xuống thăm mô hình nuôi cá rô đầu vuông thí điểm của anh Liêu Văn Hoàng ở thôn Tha Cát, đồng chí Điệp Văn Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Huy (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cho biết: Vốn xuất phát điểm là xã nghèo, nhưng những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của cấp trên cùng với sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, đời sống mọi mặt của xã đã có những chuyển biến tích cực.