Vải Thiều Được Giá, Nhà Vườn Thu Nhập Cao

Tại 2 vựa vải lớn của cả nước là Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương) mùa vải năm nay tuy sản lượng không hơn so với mọi năm nhưng giá vải thiều năm nay cao, tiêu thụ tốt.
Năm nay, vải thiều Lục Ngạn có sản lượng 70 – 80 ngàn tấn quả tươi, trong tổng số 140 ngàn tấn của cả tỉnh Bắc Giang. Trúng vụ và giá bán hơn 20.000 đ/kg đã mang lại thu nhập cao cho người trồng vài. Vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ ở 3 sản phẩm chính: Quả tươi, vải sấy khô và vải chế biến đóng hộp xốp.
Thị trường nội địa chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Bắc Giang, các tỉnh phía Bắc lân cận và các tỉnh phía Nam chủ yếu là TPHCM. Lượng vải thiều Bắc Giang được xuất qua các cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai, chiếm gần 50% tổng sản lượng toàn tỉnh. Giá xuất khẩu khoảng 6-7 NDT/kg (20.000 - 24.000 đ/kg).
Huyện Thanh Hà hiện có gần 4 ngàn ha vải, trong đó có hơn 1 ngàn ha là vải sớm, còn lại là vải thiều. Hiện diện tích vải sớm đã cơ bản thu hoạch xong, với sản lượng đạt khoảng 8 ngàn tấn, thấp hơn một chút cùng kỳ năm ngoái. Đầu mùa, vải sớm bán với giá 25.000 - 30.000 đ/kg, cao hơn năm trước khoảng 10 ngàn đ/kg.
Sau vụ vải sớm, vải thiều thời điểm này đã bắt đầu cho thu hoạch rộ. Bình quân, giá vải thiều tại vườn là 15.000 đ/kg. Những vườn vải có chất lượng cao được mua với giá hơn 20.000 đ/kg, cao hơn 5.000 đ/kg so với thời điểm này năm ngoái.
Với giá cao như vậy, thu nhập của người trồng vải ở Thanh Hà cũng cao hơn.
Nhằm nâng cao giá trị thương hiệu vải thiều Thanh Hà, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã triển khai mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích thí điểm 32 ha. Mô hình được triển khai từ năm 2012, mùa vải năm nay huyện Thanh Hà tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP ra một số địa phương khác.
Có thể bạn quan tâm

Niên vụ 2014-2015, KCP sẽ miễn lãi suất đầu tư giống, phân bón, trang thiết bị nông nghiệp vùng mía; đầu tư tiền mặt cho nông dân với lãi suất 0,85%/tháng; hỗ trợ 3.100 đồng/tấn mía để nâng cấp giao thông nội đồng.

Ngày 14-3, các xã nuôi tôm trọng điểm ven Đầm Nại huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đồng loạt ra quân triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng” kênh mương nuôi trồng thủy sản.

Ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn, Bình Định) ai cũng biết nông dân Nguyễn Hồng Phúc và vợ là bà Trần Thị Lý Mai đã vươn lên từ nghèo khó, có thu nhập ổn định từ nghề nuôi thỏ và nuôi chim bồ câu.

Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, điều kiện thời tiết, các loài thiên địch hiện diện ngoài đồng (bọ xít mù xanh, kiến 3 khoang,...), Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ dự báo rầy nâu, bọ trĩ, ốc bươu vàng… là những đối tượng gây hại chính đối với lúa đông xuân 2013-2014 và hè thu 2014 trong những ngày tới.

Người dân thôn 2, xã vùng cát Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam rất tâm đắc với mô hình nuôi bồ câu của bà Nguyễn Thị Lệ Xuân. Mô hình này mỗi năm mang lại thu nhập cho bà Xuân gần 2 tỷ đồng.