VAHIP Hỗ Trợ Tích Cực Trong Phòng Chống Cúm Gia Cầm Tại Hà Tĩnh

Sáng 18/7, Ban quản lý dự án VAHIP Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam".
VAHIP hỗ trợ tích cực trong phòng chống cúm gia cầm tại Hà Tĩnh
Từ năm 2007 đến 6/2014, Hà Tĩnh là một trong 11 tỉnh, thành được hưởng lợi từ Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam”(VAHIP).
Hợp phần dự án giai đoạn 2012 - 2014 thực hiện tại Hà Tĩnh nhằm nâng cao năng lực của ngành Thú y về giám sát, phát hiện, khống chế dịch và sẵn sàng ứng phó với dịch cúm gia cầm theo nguyên lý “One health” với tổng kinh phí hoạt động hơn 6 tỷ đồng.
Dự án VAHIP triển khai trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt, trong đó nâng cao năng lực giám sát dịch bệnh cúm gia cầm từ cơ sở đến huyện, tỉnh; tăng cường khả năng kiểm soát và khống chế dịch bệnh giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, ngân sách phải chi khi có dịch cúm gia cầm xuất hiện.
Dự án đã trang bị đồng bộ các thiết bị phòng chống dịch, thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn cho ngành thú y từ tỉnh tới cơ sở. Qua đó, hỗ trợ tích cực ngành thú y trong hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh khác trên địa bàn tỉnh; tăng cường giám sát chủ động, nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý triệt để khi có ổ dịch trong phạm vi hộ gia đình.
Công tác phòng chống dịch bệnh đang bị động chuyển sang thế chủ động, bắt đầu từ khâu giám sát lâm sàng, điều tra dịch tễ ổ dịch, phát hiện kịp thời và thực hiện các biện pháp khống chế sớm tại các địa phương có nguy cơ xảy ra dịch cao, không để dịch bùng phát.
Hoạt động của dự án đã hỗ trợ tích cực cho công tác phòng chống cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và bền vững, góp phần nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Với hơn 300 con ba ba, 100 đôi chim bồ câu Pháp, 20 con thỏ giống, 20 con rắn hổ mang trâu, 10 thùng ong lấy mật… trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Đưa chúng tôi đi thăm những bãi dâu xanh ngát trải dài dọc bờ sông Lô, đồng chí Nguyễn Minh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long (Yên Sơn) vui mừng cho biết: “Trước đây, người dân xã Tân Long chủ yếu trồng ngô trên những vùng đất soi bãi ven sông nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì đất ở đây có nhiều cát, một số loại cây màu khác đã trồng thử nhưng không phù hợp..

Đương sự thỏa thuận một đằng, tòa công nhận một nẻo khiến một nông dân trắng tay. Trách nhiệm này ai chịu và chịu đến đâu vẫn còn là câu hỏi.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng Phạm Văn Công cho biết: “Hiện có 2 lỗ hổng lớn tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, đó là tình trạng gia cầm giống nhập lậu Trung Quốc len lỏi về các vùng quê, lẫn vào đàn chăn nuôi và sự gia tăng của đàn vịt mùa vụ trên các tuyến kênh mương”.

Trồng nấm rơm trong nhà là mô hình không chỉ tạo thêm thu nhập, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn, An Giang). Đặc biệt, mô hình thích hợp các hộ ít hoặc không đất sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương.