Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ưu Tiên Thu Mua Mía Bị Ngã Đổ

Ưu Tiên Thu Mua Mía Bị Ngã Đổ
Ngày đăng: 27/11/2013

Đợt mưa lũ vừa qua đã làm đổ ngã, ngập úng nhiều diện tích mía ở các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai. Trước tình hình đó, Nhà máy Đường An Khê đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân.

Ông Nguyễn Hoàng Phước-Trưởng phòng Nguyên liệu Nhà máy Đường An Khê cho biết: Nhà máy ưu tiên thu mua sớm diện tích mía ngã do ngập lụt. Nhà máy thu mua mía với giá 900.000 tấn mía 10 chữ đường tại ruộng, đồng thời hỗ trợ cho nông dân cước vận chuyển nguyên liệu về nhà máy từ 100 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/tấn, tính theo cự ly bến bãi, từng vùng, từng khu vực.

Theo kế hoạch ban đầu, vụ ép mía của Nhà máy Đường An Khê hoạt động từ ngày 10-11-2013, nhưng do ảnh hưởng mưa bão, điều kiện thời tiết không thuận lợi nên nhà máy đã dời lịch ép vụ mới từ ngày 22-11-2013. Với công suất của Nhà máy niên vụ này là 9.000 đến 10.000 tấn/ngày. Nhà máy Đường An Khê cam kết sẽ tiêu thụ hết mía trong vùng nguyên liệu 22.000 ha tại các huyện, thị xã khu vực phía Đông, không để xảy ra tình trạng tồn đọng như những năm trước.

Theo đó, các vùng mía trồng sớm, mía trồng khu vực vùng sâu, vùng xa tại các huyện Đak Pơ, Kbang và Kông Chro ưu tiên thu hoạch sớm và hoàn thành trước Tết Nguyên đán. Trên cơ sở kế hoạch thu mua mía từng đợt của nhà máy, các trạm thu mua mía lập danh sách hộ đốn mía cụ thể và thông báo cho dân trước 3 ngày, hoặc công khai danh sách tại trạm để người dân đến xem chủ động thực hiện. Quá trình vận chuyển mía đến nhà máy không giới hạn số lượng xe, song xe phân bổ trạm nào thì chở mía trạm đó để giảm chi phí vận chuyển. Nhà máy cố gắng thu mua hết mía của dân vào cuối tháng 4-2014, thời điểm mía tái sinh gốc và trồng mới rất tốt, đảm bảo năng suất mía cũng như thu nhập của người trồng mía vụ sau.


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.

15/06/2013
Mô Hình Trồng Khổ Qua Theo Hướng An Toàn Sinh Học Mô Hình Trồng Khổ Qua Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Ngày 09/10/2013, Phòng Nông nghiệp huyện Càng Long (Trà Vinh) kết hợp với xã Nhị Long Phú tổ chức Hội thảo Mô hình thí điểm trồng khổ qua theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả năng suất cao của anh nông dân Châu Văn Hòa, cư ngụ ấp Hiệp Phú xã Nhị Long Phú. Có 30 bà con nông dân địa phương đến tham dự.

14/10/2013
Mô Hình Trồng Gấc Ở Huyện Lang Chánh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Trồng Gấc Ở Huyện Lang Chánh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Hội Phụ nữ huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã triển khai mô hình trồng gấc cho các hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

01/06/2013
Thanh Long Ruột Đỏ Dễ Trồng, Lãi Cao Thanh Long Ruột Đỏ Dễ Trồng, Lãi Cao

Trong đó, gần 2 ha mặt nước được dùng để nuôi cá, còn lại diện tích trên bờ trồng cây ăn quả như: vải, nhãn... Đầu năm 2009, nhận thấy những cây trồng nêu trên không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, bác Thanh đã phá bỏ và chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ giống Đài Loan (nhập ở Quảng Ninh).

15/10/2013
Tiêu Thụ Khoảng 13.500 Tấn Vải Thiều Chín Sớm Tiêu Thụ Khoảng 13.500 Tấn Vải Thiều Chín Sớm

Tính đến ngày 30/5, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 13.500 tấn vải thiều chín sớm, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng vải sớm của tỉnh.

01/06/2013