Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ưu Tiên Dùng Nông Sản Việt

Ưu Tiên Dùng Nông Sản Việt
Ngày đăng: 22/07/2014

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được khởi xướng cách đây 5 năm. Cuộc vận động đã đạt được nhiều kết quả, song dường như vẫn chỉ tập trung cho hàng của các doanh nghiệp, còn hàng nông sản của nông dân vẫn bị bỏ ngỏ trong cuộc vận động lớn và nhiều ý nghĩa này.

Thay đổi tâm lý tiêu dùng

Kể từ khi triển khai cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến nay, kết quả rõ nét nhất là thay đổi rõ rệt tâm lý “sính” ngoại của một bộ phận người tiêu dùng. Người tiêu dùng khi mua sắm cũng không còn nặng về hàng ngoại như trước đây.

Đặc biệt các mặt hàng may mặc, giày da đã thực sự chiếm lĩnh được niềm tin yêu của người tiêu dùng, thể hiện ở sản phẩm bán ra ngày càng gia tăng. Các thương hiệu mạnh trong lĩnh vực này không ngừng mở thêm đại lý, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ.

Chưa có thống kê cụ thể về thị phần của sản phẩm Việt Nam trên thị trường nhưng trao đổi với các siêu thị lớn của tỉnh, các cửa hàng, đại lý cung ứng sản phẩm uy tín tại nội ô thành phố Quảng Ngãi, các chủ siêu thị, chủ cửa hàng đều cho biết hàng Việt Nam chiếm tới hơn 90% sản phẩm bày bán tại đây.

Ông Lê Hồng Ca – Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Sài Gòn – Quảng Ngãi cho biết: “Hàng hóa Việt Nam chiếm đến 95% các mặt hàng bày bán trong siêu thị. Trong đó nhiều sản phẩm có thương hiệu của Quảng Ngãi như bia Dung Quất, bánh kẹo Biscafun, nước khoáng Thạch Bích bán khá chạy”.

Lãnh đạo Sở Công thương nhận định: Trước đây, hàng Việt chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn trong hệ thống các siêu thị, các cửa hàng, thì đến thời điểm này, trên các hệ thống phân phối hàng hóa ở hầu hết các tỉnh thành, hàng Việt đã chiếm đến 80 – 90%.

Điều này khẳng định rằng, cuộc vận động đã có tác động lớn đến thị trường, lên tâm lý người tiêu dùng, góp sức cùng cả nước nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường.

Nông sản vẫn chưa “vào” cuộc vận động!

Tuy nhiên, 5 năm qua cuộc vận động này dường như vẫn chỉ dồn lực cho sản phẩm của các doanh nghiệp. Nông sản của người nông dân vẫn chưa được quan tâm tiêu thụ, góp phần giảm bớt một phần khó khăn cho nông dân.

Bằng những con đường nhập khẩu chính ngạch hay tiểu ngạch, thời gian qua, nông sản ngoại, nhất là nông sản của Trung Quốc không ngừng tràn vào thị trường Việt Nam. Trong đó không ít sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Mặc dù đã được cảnh báo thường xuyên, nhưng vì lợi nhuận, không ít tiểu thương vẫn tìm cách đưa các mặt hàng nông sản ngoại  không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào thị trường Việt Nam. Khi hàng vào chợ trà trộn, cộng với chiêu trò câu khách của người bán, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được hàng nội – hàng ngoại.

Hiện tại nông sản Việt Nam, trong đó có nông sản của nông dân Quảng Ngãi  đang đứng trước nhiều khó khăn khi tìm thị trường tiêu thụ. Trong khi đó nông sản ngoại không rõ nguồn gốc vẫn không ngừng tràn vào thị trường Việt Nam, “chia sẻ” một phần thị phần vốn đã khá khiêm tốn của mặt hàng nông sản Việt.

Quy luật của thị trường nông sản là khi làm ra sản phẩm bắt buộc phải thông qua các thương lái để tiêu thụ với số lượng lớn, chứ không trực tiếp đem nông sản ra chợ để bán đến người tiêu dùng. Vì thế, để người Việt Nam ưu tiên tiêu thụ nông sản Việt, điều quan trọng là làm thay đổi nhận thức của thương lái, tiểu thương về “thu mua, cung ứng nông sản Việt Nam”.

Có thể xây dựng và áp dụng chính sách hỗ trợ giúp tiểu thương tiêu thụ nông sản cho nông dân; tăng cường xúc tiến thương mại, đưa nông sản là đặc sản của Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. Và dĩ nhiên chính sách ấy phải đi trước khi mùa vụ đến, chứ không thể để khi thu hoạch rộ, ứ đọng hàng hóa mới kêu gọi “người Việt Nam ưu tiên dùng nông sản Việt Nam” như mùa vải thiều vừa qua.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lợn Rừng Trên Cát Nuôi Lợn Rừng Trên Cát

Lợn rừng nuôi trên cát phèn, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng của vùng biển. Nghe có vẻ trái khoáy nhưng đây là mô hình đang phát huy hiệu quả trên địa bàn thôn Thâm Khê, xã vùng biển Hải Khê, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Ông Trương Văn Cần, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mô hình kinh tế trang trại này đang được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới”.

28/11/2013
Thất Thu Mùa Sắn Thất Thu Mùa Sắn

Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.

28/11/2013
Diện Tích Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Phát Triển Tốt Diện Tích Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Phát Triển Tốt

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

28/11/2013
Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

28/11/2013
Bưởi Năm Roi Hồi Sinh Bưởi Năm Roi Hồi Sinh

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

28/11/2013