Ương Tôm Hùm Giống Trong Lồng Đã Hiệu Quả Nhưng Khó Triển Khai

Thành công của mô hình nuôi tôm hùm lồng tại Bình Định hứa hẹn mở rộng tại nhiều địa phương có lợi thế, nhưng hiện việc áp dụng vẫn còn khó khăn.
Hứa hẹn tại Bình Định
Bình Định là địa phương thực hiện hiệu quả việc ương tôm hùm giống bằng lồng. Năm 2013, việc nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng thể tích lồng ương 134,2 m3 (bằng 26,4% so với năm 2012), số lượng giống ương khoảng 61.500 con. Thể tích lồng ương tôm hùm giảm vì nguồn tôm giống khai thác từ tự nhiên khan hiếm, giá tôm giống tăng cao nên khả năng đầu tư của các hộ nuôi giảm.
Đến năm 2014, việc ương nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải, phường Ghềnh Ráng và xã Nhơn Châu. Hiện nay, các địa phương này có 116 hộ nuôi, thể tích lồng nuôi khoảng 922 m3 (tăng 587% so với cùng kỳ 2013, do khai thác tôm hùm giống được mùa, giá tôm giống phù hợp), số lượng giống thả ương 115.237 con. Đến nay, đã xuất bán 91.850 con, số còn lại phát triển bình thường.
Theo đánh giá ban đầu, kết quả của việc triển khai được thực hiện khá hiệu quả. Trong đó, tôm hùm giống phát triển trong điều kiện bình thường, sau 4 tháng ương đã cho tôm giống đạt khối lượng 120 - 140 g, tỷ lệ sống đạt 90%, thức ăn dành cho tôm là vẹm, tôm nhỏ… Với giá tôm giống hiện tại 450.000 đồng/con, khi xuất bán tôm giống các hộ nuôi có thu nhập khoảng 91.350 triệu đồng/lồng, trừ chi phí còn lãi 17,9 triệu đồng/lồng.
Việc thực hiện thành công mô hình này cho thấy hướng đi phù hợp trong việc hỗ trợ ngư dân xã đảo Nhơn Châu chuyển đổi từ nghề cũ đánh bắt, khai thác thủy sản gần bờ kém hiệu do nguồn cá tôm ngày càng cạn kiệt, chuyển sang nuôi thủy sản có hiệu quả hơn; qua đó giúp ngư dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập.
Cần khảo sát cụ thể hơn
Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Khuyến Ngư Bình Định, việc triển khai ương tôm hùm giống trong lồng đã bước đầu cho hiệu quả, được người nuôi hưởng ứng; nhưng nhìn chung việc triển khai còn hạn chế, mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ… Hơn nữa, tình trạng thiếu con giống vẫn xảy ra, vốn đầu tư còn hạn chế.
Nhiều địa phương trong quá trình khai thác tôm hùm giống còn khai thác mang tính hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn tôm hùm giống trong tự nhiên. Cho đến nay, Bình Định vẫn chưa có quy hoạch chi tiết cho việc phê duyệt đề án liên quan việc phát triển nguồn tôm hùm giống khai thác trong tự nhiên, quy hoạch nuôi…
Đại diện Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III cũng cho biết, hiện nay cả nước vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá toàn diện mô hình ương tôm hùm giống, khảo sát quy hoạch chi tiết vùng chuyên ương con giống tôm hùm và những khảo sát điều kiện tự nhiên, thủy lý, thủy hóa, đặc trưng thành phần loài, thức ăn tự nhiên; nguồn thức ăn tươi khai thác tại địa phương nơi dự kiến triển khai mô hình… cũng chưa có.
Do vậy, để mở rộng ương nuôi tôm hùm giống, cần xem xét đặc trưng thành phần, chủng loại thức ăn tự nhiên, nguồn thức ăn tươi (tôm, cá, sò…) khai thác tại địa phương khác có phù hợp giống vùng ương tôm hùm giống ở Bình Định không; đồng thời, theo dõi tập quán, hiểu biết của người dân địa phương khác có khác biệt so với vùng ương giống tôm hùm ở Bình Định để từ đó quyết định có nên áp dụng mô hình hay không?
Yêu cầu kỹ thuật đối với việc thả nuôi tôm hùm, người nuôi nên chọn tôm giống có hình dáng cân đối, đủ các phần phụ, không trầy xước, thương tổn, có màu sắc tươi sáng tự nhiên, tôm khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. Chọn giống có kích cỡ đồng đều, hoặc phân cỡ tôm để thả nuôi; tránh thả tôm có nhiều kích cỡ vào một lồng nuôi.
Đối với tôm trắng có thể thả mật độ 50 - 60 con/m2. Sau 60 ngày nên thả thưa tôm với mật độ 15 - 20 con/m2. Sau 90 - 100 ngày nên thả với mật độ 12 - 15 con/m2. Thời vụ thả nuôi thích hợp từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Tuy nhiên do tôm hùm giống rất nhạy cảm với sự biến động môi trường và thích nghi nhiệt độ không cao, người nuôi nên ương tôm trong thời điểm gió mùa đông bắc, nhằm tránh gây sốc cho tôm và đảm bảo tỷ lệ sống cao.
Để khắc phục khó khăn về con giống, người nuôi và các trung tâm khuyến nông khuyến ngư nên tích cực tuyên truyền về việc khai thác tôm hùm trong tự nhiên đúng quy hoạch, chủ động nguồn giống. Với những địa phương chuẩn bị thả nuôi tôm hùm, cần có nghiên cứu chi tiết, cụ thể.
Nguồn bài viết: http://www.thuysanvietnam.com.vn/uong-tom-hum-giong-trong-long-da-hieu-qua-nhung-kho-trien-khai-article-10045.tsvn
Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại 4 năm thực hiện phát triển vùng chè, toàn tỉnh Lai Châu đã trồng mới được 385,7ha, đạt 110% so với kế hoạch. Năm 2014, sản lượng chè toàn tỉnh dự tính đạt 20.600 tấn, với năng suất ước đạt 85,3 tạ/ha (tăng 25,3 tạ/ha so với năm 2010)...

Chỉ còn khoảng một tháng nữa là nông dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) sẽ thu hoạch lúa Hè thu chính vụ. Trong khi đó, lượng lúa Đông xuân vẫn còn tồn đọng chưa thể tiêu thụ hết. Áp lực “lúa cũ chưa bán, lúa mới đã thu hoạch” và “lúa mất giá” tiếp tục đè nặng lên vai người nông dân.

Những ngày giữa tháng 6, màu vải chín bắt đầu phủ đỏ từng khoảng vườn, ngọn đồi tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Vải được xếp đầy sân những ngôi nhà làm điểm tập kết tại thị trấn Kép, Chũ hay xã Phượng Sơn (huyện Lục Ngạn). Tại đây, sản phẩm sẽ được phân loại, đóng thùng xốp rồi đưa lên xe chở qua biên giới Trung Quốc. Chỉ một phần nhỏ được dành tiêu thụ trong nước.

Trong những năm qua, doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo đều phải căn cứ trên giá sàn xuất khẩu mà Hiệp hội lương thực Việt Nam công bố. Tuy nhiên, thời gian tới doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.

Theo đó, để đóng mới dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ với mức lãi phải trả chỉ 1%/năm trong thời hạn 11 năm, được sử dụng phương tiện hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp; ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 70-100 phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần có công suất từ 90 CV trở lên; miễn thuế tài nguyên đối với thủy sản đánh bắt, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ...