Ương Giống Cá Tra

Trong khi nhiều nông dân khốn đốn với các loại cá da trơn xuất khẩu, thì ở ấp Đông Phước, xã Đông Bình, Huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, hàng chục hộ dân lại ăn nên làm ra khi chọn mô hình ương cá tra giống.
Người đầu tiên trong ấp khởi động mô hình này là ông Nguyễn Văn Xuân (49 tuổi), một nông dân SX giỏi cấp thành phố nhiều năm liền. Trước đây trên 4.000 m2 đất gia đình ông chỉ canh tác lúa quanh năm. Một lần sang huyện Cờ Đỏ chơi, ông thấy việc ương giống cá tra hiệu quả, ông mạnh dạn thuê nhân công đào ao nhà để áp dụng mô hình.
Sau khi cải tạo ao, ông thả nuôi 2 triệu con cá bột mua từ các trại giống có uy tín tại huyện Tân Châu; đồng thời nghiên cứu các tài liệu liên quan, tham quan các ao nuôi, cách chăm sóc, cho ăn, phát hiện bệnh, biện pháp điều trị, kỹ thuật làm sạch nguồn nước… của các địa phương khác để áp dụng.
Theo ông Xuân, mô hình phải có diện tích mặt nước tương đối lớn, nguồn nước luôn sạch, và dành nhiều thời gian chăm sóc; không để cá nhiễm bệnh, đặc biệt là loại trừ ngay dịch bệnh gan thận mủ. Bệnh này do côn trùng có hình bánh xe đeo bám vào mang làm cá làm cá biếng ăn, chết.
Người nuôi khi phát hiện bệnh phải lấy mẫu đến giám định tại cơ sở thú y, sử dụng thuốc đặc trị cho cá và được hướng dẫn cách cải tạo nguồn nuớc trong ao. Ưu điểm khác của mô hình là giá cả đầu ra thường không biến động theo thị trường, Việc mua, bán giống đều được các thương lái tiến hành tại ao…
Ông Xuân cho biết thêm: “Khi cá còn nhỏ cho chúng ăn sữa bịch, rồi sữa đậm đặc, khoảng 20 ngày chuyển sang thức ăn miếng, đến thời điểm sắp xuất bán, cá có chiều dài trung bình khoảng 1,5 cm thì dùng thức ăn viên hiệu TILAPHI của Pháp (loại 25 kg/bao). Bình quân chu kỳ mua về nuôi đến lúc xuất ao khoảng 45-65 ngày”.
Với cách làm trên, 4 năm qua, mỗi năm ông Xuân thù lãi xấp xỉ 250 triệu đồng, riêng năm 2011 sau khi trừ hết các khoản chi phí còn lãi 350 triệu. Trong họ tộc anh Xuân có đến 4 hộ thực hiện cách làm này, trong đó có hộ anh Nguyễn Văn Bạch năm 2011 vừa qua lãi 1,3 tỷ đồng trên diện tích thả nuôi 16.000 m2.
Ông Xuân còn tận tình hướng dẫn nhiều hộ nông dân khác trong vùng về các biện pháp thả nuôi, chăm sóc để đạt kết quả cao nhất. Đến cuối tháng 4/2012, ấp Đông Phước đã có trên 30 hộ làm theo mô hình của anh và cho những tín hiệu rất khả quan...
Có thể bạn quan tâm

“Nếu cứ lo thất bại thì chẳng thể nào có ngày thành công. Tôi quyết định bỏ tiền ra thử trồng rau thủy canh theo công nghệ châu Âu một phen…” - bà Phạm Thị Thu Cúc, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng chia sẻ.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT, cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá gỗ nguyên liệu để chế biến dăm xuất khẩu như bạch đàn, keo lai được các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Định thu mua ở mức ổn định 1,25 triệu đồng/tấn, tăng 200 ngàn đồng/tấn so với thời điểm cuối năm ngoái. Với mức giá cao và ổn định như trên, người trồng rừng đang có lãi trên 500 ngàn đồng/tấn gỗ nguyên liệu.
Với sự nỗ lực của bà con nhân dân và địa phương, vụ sản xuất Đông Xuân trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã kết thúc, đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, do thời tiết trong năm có nhiều diễn biến hết sức phức tạp. Lượng mưa tiếp tục thiếu hụt khiến nước tại các hồ chứa như Suối Trầu, Sở Quan, Bến Ghe đã cạn nước.

Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Thanh Oai (Hà Nội) đã phát triển mạnh và đem lại hiểu quả kinh tế cao cho người sản xuất nấm, đồng thời giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động tại các địa phương.

Nếu Đề án Chuỗi giá trị tôm, cá toàn cầu của Minh Phú có cơ hội được thực hiện đầy đủ, doanh nghiệp này sẽ trở thành nhà sản xuất và chế biến xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.