Ươm Rau Màu Lãi Gần 1 Triệu/ngày

Sản lượng tiêu thụ rau màu giống tăng từ 20 - 30% so với năm trước nhưng giá vẫn giữ ở mức ổn định. Sau khi trừ các khoảng chi phí, ông Sang thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.
Bình quân mỗi ngày cơ sở của ông Nguyễn Phước Sang ở khu vực Tân Phước 1, phường Thuận Hưng (Thốt Nốt, Cần Thơ) xuất bán khoảng 10.000 cây rau màu các loại.
Ông Sang cho biết, sản lượng tiêu thụ năm nay tăng từ 20 - 30% so với năm trước nhưng giá vẫn giữ ở mức ổn định. Cụ thể là cải làm dưa 100 đ/bầu; ớt, cải bông 300 đ/bầu; cải bắp 400 đồng/bầu; bầu, bí 500 đ/bầu…Sau khi trừ các khoảng chi phí thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.
Theo ông Sang, gia đình ông có 4 người làm nghề ươm rau màu giống để bán cho cả vùng ĐBSCL. Lúc cao điểm vào đầu mùa mưa, phải thuê thêm 10 nhân công làm ngày đêm cả mấy tháng nhưng không đủ để bán cho đơn đặt hàng trong và ngoài tỉnh.
Được biết, rau màu giống rất dễ ươm, chi phí đầu tư thấp, thời gian ươm ngắn và có thể SX quanh năm đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ ở Thuận Hưng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: Cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/ cây.

Trồng ớt xuất khẩu đang là mô hình thành công ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An). Đây là mô hình hợp tác “ba nhà” tạo bước đột phá nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho nông dân.

“Cơn sốt” ươi đi qua, giờ đến mùa trái xay vào vụ sai quả. Để loại cây quý hiếm này không bị xâm hại, những ngày này cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà đang ngày đêm bám trụ tại những điểm “nóng”, kịp thời ngăn chặn nhiều đối tượng khai thác xay trái phép.

Giá đường tại kho các nhà máy sản xuất đã xuống tới mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, trong khi lượng đường tồn kho tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy là trùm của mọi ông trùm ngao miền Bắc. Hơn hai mươi năm trước ông đã du nhập con ngao méo Thanh Hóa về Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Định) để nghề này dần trở nên thịnh vượng.