Ươm Rau Màu Lãi Gần 1 Triệu/ngày

Sản lượng tiêu thụ rau màu giống tăng từ 20 - 30% so với năm trước nhưng giá vẫn giữ ở mức ổn định. Sau khi trừ các khoảng chi phí, ông Sang thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.
Bình quân mỗi ngày cơ sở của ông Nguyễn Phước Sang ở khu vực Tân Phước 1, phường Thuận Hưng (Thốt Nốt, Cần Thơ) xuất bán khoảng 10.000 cây rau màu các loại.
Ông Sang cho biết, sản lượng tiêu thụ năm nay tăng từ 20 - 30% so với năm trước nhưng giá vẫn giữ ở mức ổn định. Cụ thể là cải làm dưa 100 đ/bầu; ớt, cải bông 300 đ/bầu; cải bắp 400 đồng/bầu; bầu, bí 500 đ/bầu…Sau khi trừ các khoảng chi phí thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.
Theo ông Sang, gia đình ông có 4 người làm nghề ươm rau màu giống để bán cho cả vùng ĐBSCL. Lúc cao điểm vào đầu mùa mưa, phải thuê thêm 10 nhân công làm ngày đêm cả mấy tháng nhưng không đủ để bán cho đơn đặt hàng trong và ngoài tỉnh.
Được biết, rau màu giống rất dễ ươm, chi phí đầu tư thấp, thời gian ươm ngắn và có thể SX quanh năm đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ ở Thuận Hưng.
Có thể bạn quan tâm

Sau trận đại dịch đầu năm 2009 làm khoảng 4.000 tấn vẹm xanh của người dân xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hoà (Khánh Hoà) bị chết, đến nay nghề nuôi vẹm trên đầm Nha Phu đã dần hồi phục.

Ưu điểm của cây nhãn muộn là sinh trưởng khoẻ, ra hoa không cách năm. Quả to mẫu mã đẹp, cùi dày, thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Do có năng suất cao, chất lượng tốt, chín sau các giống nhãn chính vụ khoảng gần 1 tháng nên giá bán của nhãn muộn thường cao gấp 2-3 lần giống chính vụ.

Ốc hương là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với ngư dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, trong đó có xã Ninh Thọ (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa). Tuy nhiên, chi phí đầu tư để nuôi ốc hương rất lớn, trong khi nghề nuôi ốc hương rất bấp bênh.

Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Hưng Yên đã hai lần phê duyệt dự án "nhãn lồng" nhưng đến nay chưa được cấp kinh phí để triển khai. Và dự án vẫn nằm trên giấy...

Chỉ vài năm trước, người dân xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn phải đạp xe khắp nơi kiếm sống, nhưng giờ không ít người đã thành ông chủ có cỡ ngồi ôtô đời mới nhờ ươm trồng và bán cây cảnh.