Ứng Dụng Vi Sinh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Sáng 19/5 tại Nha Trang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III phối hợp với trường Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ mở lớp tập huấn Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản. Tham gia tập huấn là các giảng viên, cán bộ khoa học nghiên cứu về lĩnh vực thủy sản đến từ các viện và trường đại học trên cả nước.
Mục đích của lớp tập huấn nhằm cung cấp và nâng cao kiến thức về phòng chống dịch bệnh trong nuôi tôm, nuôi cá cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên về thủy sản của Việt Nam.
Thông qua lớp tập huấn, các chuyên gia đầu ngành về sinh học của trường Đại học Ghent đã cho thấy vi sinh có vai trò quan trọng như thế nào đối với đối tượng nuôi. Các chuyên gia nhấn mạnh đến tác dụng của vi sinh trong phòng chống ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng của vật nuôi. Trên cơ sở đó, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Theo ý kiến của nhiều nghiên cứu viên tham gia khóa tập huấn, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhu cầu hạn chế được dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, người nuôi hầu hết đều thiếu các kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý hiệu quả vật nuôi. Lớp tập huấn là cơ hội cho các nhà nghiên cứu có thêm kiến thức để hướng dẫn người nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này chưa phải là đỉnh điểm hạn hán, song nhiều diện tích lúa, ngô, rẫy mía ở miền núi Khánh Hòa đang bị khô cháy vì thiếu nước.

Hiện thương lái thu mua cam sành tại vườn có giá dao động từ 15.000 đến 22.000 đ/kg, tăng hơn 10.000 đ/kg so với cùng kỳ.

Với giá bán hiện tại từ 47.000 – 48.000 đ/kg, trừ chi phí thức ăn, cá giống, thuốc trị bệnh, ông Thợ còn lãi trên 80 triệu đồng/33.000 con thả nuôi.

Có thể nói với mức 51.000-52.000 đ/kg hơi vào thời điểm này là mức giá cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây đối với con heo ở Nam bộ.

Giá khoai thương phẩm liên tục tăng mạnh và đang đứng ở mức trên 14.000 đồng/kg, tăng hơn 2.000 đồng/kg so với cách đây 2 tuần.