Giá Cam Sành Tăng Kỷ Lục

Hiện thương lái thu mua cam sành tại vườn có giá dao động từ 15.000 đến 22.000 đ/kg, tăng hơn 10.000 đ/kg so với cùng kỳ.
Từ đầu tháng 3 đến nay, giá cam sành tại các vườn ở tỉnh Hậu Giang tăng cao do nguồn cung không đáp ứng đủ cầu. Hiện thương lái thu mua cam sành tại vườn có giá dao động từ 15.000 đến 22.000 đ/kg, tăng hơn 10.000 đ/kg so với cùng kỳ. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, nhưng thương lái không tìm ra nguồn hàng thu mua.
Theo nhiều nhà vườn, nguyên nhân giá cam sành tăng ở mức cao là do nguồn cung thiếu vì nghịch mùa. Mặt khác, tình hình dịch bệnh trên cây cam đang phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh vàng lá không có thuốc đặc trị làm cho năng suất giảm đáng kể. Ngoài ra, hiện đang vào mùa khô, nhu cầu sử dụng cam làm nước giải khát tăng mạnh.
Hậu Giang khoảng 8.000ha cam sành, chỉ đứng sau cây lúa, cây mía. Đây là loại cây trồng được chọn đưa vào quy hoạch phát triển sản xuất. Tuy nhiên, do sản xuất chạy theo phong trào, không đúng kỹ thuật… đã có 1.000 ha cam sành bị sâu bệnh tấn công nặng đang đứng trước nguy cơ chặt bỏ.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.

Trước nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao, người trồng rau đã dần nâng cao ý thức canh tác và trình độ thâm canh để sản xuất rau sạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Việc trồng rau sạch đã được nông dân trồng quanh năm tạo ra nguồn thu khá ổn định, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm thường xuyên, đặc biệt rút ngắn đáng kể thời gian nông nhàn.

Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.

Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn. Với kinh nghiệm trồng rau hàng hóa, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/năm, nhiều gia đình đã gieo trồng tới 4 đến 6 lứa rau/năm. Theo tính toán, một năm, mỗi ha đất vùng chuyên canh rau cho tổng thu nhập bình quân từ 150 đến 160 triệu đồng.

Dự án có quy mô 450 m3 bể nuôi với 2.000 con giống, thả làm 2 đợt. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng (gồm mua con giống, thức ăn, thiết bị máy móc, hỗ trợ công nghệ). Dự kiến sau thời gian 1 đến 2 năm nuôi sẽ bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt từ 1,5 đến 2 kg/con.