Ứng Dụng Vi Khuẩn Tạo Chất Kết Tụ Sinh Học Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá

Nhóm nghiên cứu Cao Ngọc Điệp, Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao nuôi cá thát lát và cá rô đồng ở tỉnh Hậu Giang.
Nhóm nghiên cứu đã ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao cá thát lát và cá rô đồng 3 tháng tuổi ở huyện Vị Thủy (cá rô đồng) và huyện Long Mỹ (cá thát lát), tỉnh Hậu Giang gồm hai giai đoạn: sử dụng bio-floc (bao gồm vi khuẩn (0,2% thể tích/thể tích) và PAC (0,05% trọng lượng/thể tích) và bèo tấm. Kết quả ghi nhận sau khi xử lý bio-floc 1 giờ, nước ao cá thát lát có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hoá học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD5), tổng N (TN), Nitrit, nitrat, tổng P (TP) và PO43 - giảm đáng kể và ổn định, sau 72 giờ lượng TSS, BOD5 trong nước ao giảm đến loại A; hàm lượng amoni tăng nhưng giảm nhanh ở giai đoạn bèo tấm.
Hàm lượng COD, BOD5, TP, nitrit, nitrat trong nước ao cá rô giảm đến ngày thứ 3 sau khi xử lý chế phẩm bio-floc đạt loại A, tuy nhiên hàm lượng PO43 - tăng sau 24 giờ; hàm lượng TN và amoni tăng cao trong suốt 3 ngày xử lý và khi nước chuyển qua ao có bèo tấm, các chỉ tiêu này giảm đạt loại A; pH nước ao cá trung tính và ít thay đổi. Quy trình ứng dụng chế phẩm bio-floc xử lý nước ao cá thát lát và cá rô đồng 3 tháng tuổi ở ao xử lý (3 ngày) và ao bèo tấm (2 ngày) đã thành công với những chỉ tiêu đạt loại A của QCVN40 trong thời gian ngắn với chi phí thấp.
Nguồn bài viết: http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/39118/ung-dung-vi-khuan-tao-chat-ket-tu-sinh-hoc-xu-ly-nuoc-ao-nuoi-ca.html
Có thể bạn quan tâm

Hàng chục năm qua, cây lòn bon đã đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho đồng bào huyện Đông Giang và các xã miền núi của huyện Đại Lộc. Để nâng cao chất lượng lòn bon, 2 địa phương đã có kế hoạch phục hồi, phát triển loại cây này.

Trước đây, tại các vùng núi cao ở Quảng Nam, nấm chò, nấm lim xanh tự nhiên mọc khá nhiều. Nhưng do người dân săn lùng nấm theo kiểu tận diệt nên món quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho núi rừng xứ Quảng dần cạn kiệt. Do đó, người dân cũng không còn ồ ạt đi hái nấm như trước mà chỉ tranh thủ những lúc rảnh rỗi việc nương rẫy để vào rừng tìm nấm.

Hè thu 2014, vợ chồng anh Sáu Kế Xuyên ở xã Bình Trung (huyện Thăng Bình) gieo sạ 4 sào lúa. Nhờ sử dụng loại giống ngắn ngày nên đến gần giữa tháng 8 toàn bộ diện tích ấy đã kết thúc thời kỳ trổ đòng – ngậm sữa và bước vào giai đoạn chín.

Công ty Giống thuỷ sản Thảo Nguyên - Tôm Sinh Thái là công ty giống duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh tiếp cận công nghệ sản xuất tôm thẻ chân trắng hiện đại trên địa bàn huyện Năm Căn. Đây là cơ hội mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất tôm giống của tỉnh Cà Mau.

Thực hiện chương trình khuyến nông thường xuyên năm 2014, ngày 22/8/2014, tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Tập huấn & Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp (CGCNNN) Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai giảng lớp tập huấn ToT chuyên đề về "Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt".