Mùa Hái Nấm Rừng

Những ngày này, khi thời tiết thuận lợi cho nấm chò, nấm lim xanh phát triển thì cũng là lúc nhiều người dân ở vùng núi cao vào rừng hái nấm.
Trước đây, tại các vùng núi cao ở Quảng Nam, nấm chò, nấm lim xanh tự nhiên mọc khá nhiều. Nhưng do người dân săn lùng nấm theo kiểu tận diệt nên món quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho núi rừng xứ Quảng dần cạn kiệt. Do đó, người dân cũng không còn ồ ạt đi hái nấm như trước mà chỉ tranh thủ những lúc rảnh rỗi việc nương rẫy để vào rừng tìm nấm.
Và việc tìm thấy nấm cũng khó khăn hơn, lượng nấm kiếm được cũng ngày càng ít. Nhiều người đi ròng rã một ngày nhưng đành về không. Đặc biệt, từ khi có thông tin bò tót xuất hiện ở vùng núi Đông Giang cách đây 4 - 5 tháng, số người đi hái nấm giảm hẳn.
Chị Alăng Thị Bé ở thôn Nhiều 2 (xã Ca Dăng, Đông Giang) cho biết, trước đây mỗi ngày chị chỉ đi chưa tới 10km là đã có thể hái được 5 - 7 lạng nấm, nay phải đi vào rừng sâu nhưng lượng nấm hái được giảm hẳn. Cả đi và về có khi hơn 20km đường rừng, vừa đi vừa tìm nấm, vừa phải đề phòng thú rừng, rắn độc.
Như trường hợp của của anh Alăng Sinh ở thôn Nhiều 1 (xã Ca Dăng) năm ngoái, do không chú ý nên anh bị rắn cắn nhưng may mắn là được cứu kịp thời; có trường hợp vừa đi vừa mải mê tìm nấm nên bị sập hố. Để an toàn hơn, có người khi đi hái nấm còn mang theo cả chó săn, như trường hợp người săn nấm chuyên nghiệp Ta Cooi Tình ở thôn Bồn Gliêng (xã Ca Dăng).
Gian nan và không kém phần nguy hiểm nên lực lượng hái nấm chủ yếu là cánh đàn ông. Từ 5 giờ sáng, họ đã thức dậy, cơm đùm cơm gói vào rừng và trở về nhà lúc 5 - 6 giờ chiều. Gặp bữa “trúng mánh”, tìm được cây chò cho nấm nhiều, có người hái được 5 - 6 lạng/ngày.
Với giá nấm hiện tại khoảng 70 - 80 nghìn đồng/lạng (nấm chò) và 50 nghìn đồng/lạng (nấm lim) thì mỗi ngày, người hái nấm cũng thu được một số tiền kha khá. Thu nhập khá cao so với làm rẫy nhưng đâu phải ngày nào cũng gặp được nấm, có người đi ròng rã một ngày vẫn về tay không. Theo chị Alăng Thị Bé, chưa thấy người dân ở Đông Giang giàu nhờ hái nấm mà chỉ thấy đa số người nghèo mới vào rừng tìm nấm.
Cá biệt cũng có người hái được vài ký/ngày như anh Alăng Liếu ở xã Ca Dăng, nhưng đó là chuyện xảy ra cách đây 2 năm. Còn bây giờ, nhiều hôm ròng rã một ngày, vợ chồng anh Liếu cũng chỉ hái được vài lạng, mà cũng chỉ toàn nấm nhỏ vì nấm vừa nhú ra, chưa kịp lớn đã bị khai thác.
Không chỉ để “lấp khoảng trống” giữa hai mùa rẫy, việc vào rừng tìm nấm còn đem lại một khoản thu nhập đáng kể cho đồng bào vùng cao. Nấm hái về bao giờ cũng được các thương lái lên mua ngay, bất kể số lượng nhiều hay ít. Cứ như thế, mỗi khi vào mùa nấm, những bàn chân sơn cước vốn quen với khó nhọc gian lao lại hăm hở vào rừng...
Có thể bạn quan tâm
Theo kế hoạch, năm 2015 huyện Bắc Mê triển khai trồng mới 7.500 ha rừng lâm nghiệp xã hội nhưng đến thời điểm này, tổng diện tích các hộ gia đình đã đăng ký trồng rừng chỉ mới đạt hơn 50% kế hoạch (gần 4 nghìn ha); diện tích trồng rừng mới được trên 1.125 ha. Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, huyện Bắc Mê đang tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quyết tâm thực thiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

Đã bao đời nay, người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu nước, thiếu đất sản xuất và gần như năm nào cũng gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Vì thế, nhiều gia đình khó thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đang tạo ra hướng đi giúp người nông dân từng bước giảm nghèo bền vững.

Hiện nay, cùng với nhiều mô hình kinh tế đang được người dân xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, thực hiện thì mô hình chăn nuôi trâu đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân ổn định cuộc sống.

Những năm gần đây, huyện Nghĩa Hưng đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật gắn với tổ chức thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở cả 2 vụ. Cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất để chủ động mùa vụ, chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Mở rộng diện tích cây màu vụ đông để nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho nông dân trên đơn vị diện tích, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

Vụ hè thu, huyện Núi Thành sạ cấy 3.700ha lúa, vượt 300ha so với kế hoạch. Hiện nay, lúa đang ở giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh và sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên gần đây sâu keo phát sinh, gây hại diện rộng, mật độ từ 1 - 2 con/m2, có nơi 10 con/m2 ở hầu hết các vùng lúa.