Ứng Dụng Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Thành Công Giống Cua Xanh

Tỉnh Ninh Thuận là trung tâm sản xuất giống thủy sản của cả nước, tuy nhiên, hầu hết các trại giống chủ yếu ươm tôm giống, trong khi nhu cầu cua giống cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ. Lâu nay, con giống phục vụ nuôi cua thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên nên ảnh hưởng đến khả năng phát triển mở rộng.
Xuất phát từ nhu cầu nuôi cua ngày càng cao của các hộ nuôi, Trung tâm Giống thủy sản cấp 1 đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo giống cua xanh phù hợp tại Ninh Thuận”.
Kỹ sư Khuất Minh Lý, Chủ nhiệm đề tài, cho biết: Đều thuận lợi cho thực hiện đề tài là trong 4 trại sản xuất giống thủy sản có 2 trại hệ thống xử lý nước, hệ thống bể, hệ thống bể ươm ấu trùng và các trang thiết bị thuận lợi cho việc bố trí sản xuất thử nghiệm giống cua xanh. Đề tài bắt đầu triển khai vào tháng 4-2011, đến nay đã tiến hành được 4 đợt sản xuất thử nghiệm, mỗi đợt chọn 10 cua mẹ từ tự nhiên, có trọng lượng 400 gam. Sau 10 ngày nuôi trong bể, tỷ số cua đẻ đạt từ 40 đến 60%, số lượng ấu trùng thu được từ 800.000 đến 900.000 đ/cua mẹ.
Đặc biệt, trong đợt nuôi thử nghiệm (thứ 4) để hoàn thành quy trình kỹ thuật, nhờ đúc kết kinh nghiệm của 3 đợt thử nghiệm trước nên tỷ lệ cua giống sống đạt 12,8%, cao hơn chỉ tiêu đề tài 5%. Kết quả số lượng cua giống thu được 77.000 con, bán giá 600 đồng/con, doanh thu đạt 46,2 triệu đồng, sau khi trừ chi phi các khoản như giống, công lao động, thức ăn… còn lãi 11,2 triệu đồng.
Đầu năm nay, Trung tâm hỗ trợ 3 hộ dân ở xã Tân Hải (Ninh Hải) 5.000 con giống để nuôi thương phẩm. So sánh với giống cua khai thác trong tự nhiên, cua giống nhân tạo tuy màu sắc không đẹp bằng (màu xanh nhạt), nhưng trọng lượng thì tương đương, đạt 300 gam/con.
Kỹ sư Khuất Minh Lý, cho biết thêm: Nhu cầu cua giống phục vụ nghề nuôi cua là rất lớn, mỗi năm cả nước cần 2 tỷ con giống nhưng chỉ mới đáp ứng được 30%. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đã chuyển giao công nghệ sản xuất cua giống nhân tạo cho một số tỉnh như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Bến Tre, nhưng tỷ lệ sống các giai đoạn ấu trùng thấp, dưới mức 10%, lượng cua giống nhân tạo chưa đáng kể, chưa trở thành nguồn cung cấp giống thường xuyên cho nuôi cua thương phẩm.
Việc Trung tâm nuôi thử nghiệm thành công giống cua xanh với tỷ lệ sống cao sẽ khắc phục được tình trạng khan hiếm con giống như hiện nay, góp phần đa dạng hóa đối tượng sản xuất giống và đối tượng nuôi thương phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân trong tỉnh.
Có thể nói, triển vọng nghề nuôi giống cua xanh ở tỉnh ta là rất lớn. Qua điều tra khảo sát tại các khu vực ven biển xã An Hải (Ninh Phước), Phước Dinh (Thuận Nam) đều nằm trong giới hạn thuận lợi cho việc tiến hành sản xuất giống cua xanh nhân tạo. Hiện có nhiều trại sản xuất tôm giống nhỏ lẻ kém hiệu quả đã có kế hoạch cải tạo chuyển qua nuôi giống cua xanh.
Những trại tôm giống lớn cũng có thể tận dụng bể ươm nuôi ấu trùng tôm để ươm nuôi ấu trùng cua mà không cần phải đầu tư thay đổi nhiều về hệ thống công trình. Trung tâm đã tổ chức tập huấn cho các kỹ thuật viên ở Trại giống lô 20, Trại giống lô 23, Trại giống lô 62 ở An Hải (Ninh Phước) để các trại này sản xuất giống cua xanh trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 1 tuần nay, trên sông Nhuệ đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Hà Nam bỗng nhiên xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, nổi trắng cả một khúc sông.

Hai tháng sau khi đưa ra một nghiên cứu về Hội chứng tôm chết sớm (EMS), Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) George Chamberlain cho biết, EMS tiếp tục gây thiệt hại cho tôm nuôi toàn cầu, tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn nhờ những nỗ lực trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đại dịch này.

Tổng giá trị xuất khẩu (XK) nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong 4 tháng đầu năm lên hơn 23,4 triệu USD, nhưng con số này vẫn giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2013.

Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Phổ biến quy định của các thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2014.

Vài năm trở lại đây, nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả rõ rệt. Mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Nguyễn Văn Tình, ở thôn An Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh là một minh chứng cho điều đó.